KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ NĂM HỌC 2024 - 2025
KHỐI CHỒI
TRƯỜNG MG LONG HẬU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔ KHỐI CHỒI Độc Lập-Tự Do- Hạnh Phúc
Long Hậu, ngày 19 tháng 08 năm 2024
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
NĂM HỌC: 2024– 2025
Tháng | Chủ đề | Chủ đề nhánh | Số tuần | Mục tiêu | Nội dung |
09 Từ ngày: 06/09-20/09/2024 |
Trường mầm non (3 tuần) |
Trường MG Long Hậu của em Lớp chồi thân thương -Bé vui tết trung thu. Đồ dùng đồ chơi của bé |
1 1 1 |
Phát triển thể chất: - Tập đúng các động tác tay 1, tay 2, chân 1, chân 2. - Phối hợp các bộ phận trên cơ thể một cách nhịp nhàng để tham gia các hoạt động học:bật xa 35 – 40cm, tung bóng lên cao và bắt bóng ,Bò dích dắc qua 5 điểm. - Biết các nhóm chất dinh dưỡng. - Biết sử dụng các đồ dùng trong sinh hoạt ở trường mầm non. - Tập luyện kĩ năng vệ sinh tự phục vụ. - Biết tránh những nơi không an toàn trong trường mầm non. Phát triển nhận thức: - Biết địa điểm của trường mầm non, các khu vực trong trường, công việc của các cô. - Biết tên lớp, tên bạn, tên mình, các hoạt động trong lớp. - So sánh sự giống và khác nhau của 2 - 3 đồ dùng đồ chơi. - Biết một số lễ hội: ngày khai giảng, - Nhận biết chữ số 1 - Trẻ biết tên, địa chỉ trường, lớp, tên và công việc của cô giáo và các cô bác trong trường - Trẻ phân biệt được vị trí của đồ vật so với trẻ( phía trước, phía sau, trên, dưới, phải trái). - Đếm, so sánh bằng nhau, nhiều hơn ,ít hơn.. Phát triển ngôn ngữ: - Thực hiện được 2-3 yêu cầu của cô liên tiếp. - Cháu biết tập trung chú ý lắng nghe và trao đổi với bạn, với cô. - Biết sử dụng từ cảm ơn, xin lỗi khi giao tiếp. Phát triển tình cảm- xã hội: - Biết vâng lời cô, lễ phép với người lớn. Biết chào khách khi có khách đến lớp. - Biết yêu thích và giữ gìn đồ chơi của lớp. - Biết một số qui định ở lớp, lắng nghe ý kiến của bạn của cô. - Quan tâm, giúp đở, chia sẽ cùng bạn. - Giữ ǵìn vệ sinh môi trường. Phát triển thẩm mĩ: - Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của các bài hát về trường mầm non. - Biết sử dụng các dụng cụ gỏ đệm theo nhịp. - Tạo ra được các sản phẩm tạo hình về trường mầm non, biết yêu quí sản phẩm của mình, của bạn. |
Phát triển thể chất: - Phát triển vận động các giác quan, trẻ cảm thấy sảng khoái khi tiếp xúc với môi trường tập thể. - Phát triển một số vận động cơ bản bật xa 35 – 40cm, tung bóng lên cao và bắt bóng , Bò dích dắc qua 5 điểm. - Biết hai nhóm thực phẩm:đạm, béo. - Biết cách rửa tay bằng xà phòng, - Trò chuyện và biết tránh những nơi nguy hiểm trong trường, lớp Phát triển nhận thức: - Biết tên trường, tên lớp, tên cô giáo, bạn bè. - Biết các khu vực trong trường lớp, ĐDĐC ở trường, lớp, các hoạt động ở lớp. - Biết những người chăm sóc bé ở trường, bé thích đến trường mầm non. - Biết ý nghĩa ngày tựu trường và các hoạt động chào mừng ngày khai giảng 5/9 - Nhận biết chữ số 1 - Trẻ biết tên, địa chỉ trường, lớp, tên và công việc của cô giáo và các cô bác trong trường - Trẻ phân biệt được vị trí của đồ vật so với trẻ( phía trước, phía sau, trên, dưới, phải trái). - Đếm ,so sánh bằng nhau ,nhiều hơn it hơn… Phát triển ngôn ngữ: - Trẻ hát về các bài hát trong chủ đề.Trẻ đọc thơ về chủ đề: Bạn mới, bàn tay cô giáo, mẹ và cô, của chung. -Trò chuyện và kể về trường lớp, cô giáo, bạn bè, các hoạt động trong lớp. - Biết kể về những hoạt động do trường tổ chức . - Nghe kể chuyện về trường mầm non,về cô giáo,bạn mới,… Phát triển tình cảm- xã hội: -Biết lễ phép với cô và người lớn .-Biết rủ bạn cùng chơi. - Biết tên các cô trong trường biết chào khách, biết giữ gìn trường lớp . - Quan hệ với bạn bè giao tiếp với bạn hoà nhã yêu mến - TC về những cảm xúc của bé khi đến lớp, khi vui với ngày hội đến trường. - Chơi bán hàng, đóng vai cô giáo… Phát triển thẩm mĩ: - Hát các bài hát về chủ đề: vui đến trường, trường chúng cháu là trường mầm non, em đi mẫu giáo, cả tuần đều ngoan, mẹ và cô… - Bảo vệ giữ gìn trường lớp không vẽ bậy lên tường .Bỏ rác đúng nơi qui định của trường . - Vẽ, nặn, xếp hạt các nội dung của chủ đề |
Tháng | Chủ đề | Chủ đề nhánh | Số tuần | Mục tiêu | Nội dung |
10 Từ ngày 30/09-18/10/2024 |
Bản thân (3 tuần) |
Tôi là ai- Bé vui trung thu. Cơ thể của tôi. Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh . |
1 1 1 |
Phát triển thể chất. - Thực hiện tốt các động tác phát triển hô hấp, cơ tay, cơ chân. - Có kĩ năng thực hiện một số vận động cơ bản: - Ném trúng đích bằng một tay; tung bóng lên cao và bắt, bật tách và khép chân qua 5 ô, bò chui qua cổng. - Có khả năng tự phục vụ bản thân và biết tự lực trong việc vệ sinh cá nhân và sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày( bàn chải đánh răng, kéo, muỗng,…...). - Biết đề nghị người lớn giúp đỡ khi ốm, đau, khó chịu. - Nhận biết và tránh những vật dụng, nơi nguy hiểm đối với bản thân. - Biết thức ăn tốt cho sức khỏe Phát triển nhận thức. - Biết chức năng các giác quan và các bộ phận khác của cơ thể. - Biết họ tên, ngày sinh, giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở thích của bản thân. - Biết một số lễ hội tết trung thu. - Phân biệt được một số đặc điểm giống và khác nhau của bản thân so với người khác qua tên họ, giới tính, sở thích, đặc điểm hình dạng bên ngoài. - Xác định vị trí của đồ vật( phía trước, phía sau, phía trên, phía dưới, trái- phải) so với bản thân trẻ, với bạn khác - Nhận biết hình tròn- vuông- tam giác. Phát triển ngôn ngữ. -Mạnh dạn sử dụng ngôn ngữ để nói về bản thân, các giác quan. - Bày tỏ tình cảm và nhu cầu, hiểu biết của bản thân rõ ràng, dễ hiểu bằng các câu đơn, câu ghép khác nhau. - Phát âm đúng, không nói ngọng. - Biểu lộ cảm xúc với người xung quanh bằng ngôn ngữ. Phát triển thẫm mĩ. - Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát về chủ đề bản thân và trung thu. - Biết sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo nhịp, tiết tấu. - Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu các bài hát về chủ đề bản thân và trung thu. - Phối hợp các kĩ năng vẽ, nặn, cắt, xé dán để tạo ra các sản phẩm về chủ đề bản thân và trung thu. Phát triển tình cảm-xã hội. - Biết tên, họ, giới tính, sở thích của bản thân. - Điểm giống, khác nhau của bản thân với người khác. - Biết hợp tác, chia sẻ, quan tâm đến người khác. - Nhận biết một số trạng thái, cảm xúc, và biết bày tỏ tình cảm phù hợp với trang thái, cảm xúc của người khác. - Nhận xét và tỏ thái độ với hành động đúng – sai, tốt- xấu. - Giữ gìn vệ sinh môi trường, giữ gìn vệ sinh cơ thể |
Phát triển thể chất. - Thực hiện tốt các động tác phát triển hô hấp, cơ tay, cơ chân. - Ném trúng đích bằng một tay; tung bóng lên cao và bắt. , bật tách và khép chân qua 5 ô, bò chui qua cổng. - Trò chuyện về cơ thể khỏe mạnh và ích lợi của việc ăn uống đủ chất , giữ gìn vệ sinh cơ thể, tập TD đều đặn. - Nhận biết một số biểu hiện ốm, đau và biết gọi giúp đỡ. Phát triển nhận thức. - Thực hành, so sánh cho trẻ phân biệt những điểm khác, giống nhau với các bạn: Biết :Họ tên, giới tính, sở thích, ngày sinh nhật, khả năng hoạt động. -Troø chuyeän về ngày tết trung thu. - Trò chuyện, tìm hiểu về hoạt động của các bộ phận cơ thể và chức năng các giác quan. - Trò chuyện và nhận biết ích lợi của 4 nhóm chất dinh dưỡng đối với sức khỏe cơ thể. - LQVT: Thực hành xác định vị trí không gian so với bản thân và các vật khác:phải- trái; trước- sau;trên- dưới - Nhận biết hình tròn – vuông- tam giác - So sánh chiều cao của bản thân và của bạn. - Ghép cặp những đối tượng có liên quan: đôi chân-dép… - TC: TC phân biệt tay phải tay trái, Đoán xem ai nào? Phát triển ngôn ngữ. Tự nói về bản thân. - TC về ngày sinh nhật của mình và cách ứng xử trong ngày SN. - TC về ích lợi các giác quan. - Đọc các bài thơ về bản thân.,trung thu: đôi mắt, bé ơi, - Nghe kể chuyện: cậu bé mũi dài, dê con nhanh trí, sự tích chú cuội cung trăng… Phát triển thẫm mĩ. - Hát: Đường và chân, múa cho mẹ xem, mời bạn ăn,röôùc ñeøn döôùi traêng,ñeâm trung thu… - Vẽ chân dung bản thân, vẽ bạn trai, bạn gái,laøm loàng ñeøn - Nặn bé trai, bé gái, đồ dùng cho bản thân,trung thu - Vẽ ĐDĐC cho bản thân, vẽ thêm các giác quan còn thiếu. - Vẽ một số hoa, quả thực phẩm cần thiết cho cơ thể. Phát triển tình cảm-xã hội. - Tc về những cảm xúc khác nhau biểu hiện qua nét mặt, cử chỉ. - Cảm nhận vẽ đẹp của TGXQ thông qua các giác quan. - Biết quí trọng, giữ gìn cơ thể sạch sẽ. - TC: tôi vui, tôi buồn, đóng vai bác sĩ… - Luyện tập thu dọn đồ chơi ngăn nắp. - Thực hiện một số công việc đơn giản: chải đầu, xếp áo |
Tháng | Chủ đề | Chủ đề nhánh | Số tuần | Mục tiêu | Nội dung |
10+ 11 Từ ngày 21/10- 08/11/2024 |
Gia đình (3 tuần) |
Gia đình của bé Ngôi nhà của bé Nhu cầu trong gia đình |
1 1 1 |
Phát triển thể chất: Có kĩ năng thực hiện một số vận động cơ bản: Trèo qua ghế dài 1,5m x 30cm , Bật liên tục về phía trước, đập và đập bắt bóng tại chỗ ,nhảy lò cò qua 3m -Có khả năng tự phục vụ bản thân và biết tự lực trong việc vệ sinh cá nhân và sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày. -Biết lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, môi trường đối với sức khỏe con người. -Biết lựa chọn và sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết. -Biết đề nghị người lớn giúp đỡ khi ốm, đau, khó chịu. Nhận biết và tránh những vật dụng, nơi nguy hiểm đối với bản thân. Phát triển nhận thức: -Thích quan sát, tìm hiểu về các loại nhà. Biết nói lên những điều trẻ quan sát được. -Biết phân biệt sự khác nhau giữa nhà một mái, hai mái, nhà một tầng, nhà cao tầng, -Biết các chất liệu làm nên nhà. -Biết đặc điểm và công dụng, cách sử dụng đồ dùng trong gia đình. -So sánh sự khác và giống nhau của các loại đồ dùng trong gia đình. Phân loại đồ dùng trong gia đình theo 2-3 dấu hiệu. -Đếm trong phạm vi 2. Nhận biết số lượng và chữ số 2. Họ tên, giới tính, ngày sinh, đặc điểm bên ngoài, sở thích của bản thân và vị trí của trẻ trong gia đình. Các thành viên trong gia đình, nghề nghiệp của bố mẹ, quy mô gia đình (gia đình nhỏ, gia đình lớn).Nhu cầu của gia đình. Phát triển ngôn ngữ: Nghe hiểu nội dung các câu chuyện, bài thơ, đồng dao, câu đố về gia đình.Biết dùng từ để nói về bản thân, gia đình. Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép với ông bà, cha mẹ. Bộc lộ cảm xúc qua lời nói. Phát triển thẩm mĩ: Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát về chủ đề gia đình. -Biết sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo nhịp, tiết tấu. Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu các bài hát về chủ đề gia đình. Phối hợp các kĩ năng vẽ, nặn, cắt, xé dán để tạo ra các sản phẩm về chủ đề Phát triển tình cảm- xã hội: Nhân biết một số trạng thái, cảm xúc và biết bày tỏ tình cảm phù hợp với cảm xúc của người khác. Biết một số nghề tạo nên ngôi nhà. Biết lắng nghe ý kiền của người khác, sử dụng lời nói cử chỉ lễ phép. |
Phát triển thể chất. -Trèo qua ghế dài 1,5m x 30cm , Bật liên tục về phía trước, đập và đập bắt bóng tại chỗ ,nhảy lò cò qua 3m - TCVĐ: Về đúng nhà, ai nhanh hơn.. - Giữ gìn vệ sinh cơ thể, môi trường sạch sẽ. - Nhận biết một số biểu hiện ốm, đau và biết gọi giúp đỡ. - Nhận biết và tránh những vật dụng, nơi nguy hiểm đối với bản thân. Phát triển nhận thức. - Biết công việc của các thành viên trong gia đình, địa chỉ nhà… - Trò chuyện, tìm hiểu về các dạng nhà. - Trò chuyện và nhận biết mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, họ hàng. - Biết tên gọi, công dụng, chất liệu của các đồ dùng trong gia đình. - Phân loại đồ dùng theo 2-3 dấu hiệu. - Nhận biết số lượng và chữ số 2. - Nhiều hơn ít hơn. Phát triển ngôn ngữ. - Tự nói về gia đình, họ hàng,nhà của bé. - TC về công việc của các thành viên trong gia đình. - TC về tên gọi, công dụng của các đồ dùng trong gia đình. - Đọc các bài thơ về chủ đề gia đình - Đọc thơ: yêu mẹ, em yêu nhà em,làm anh, yêu bà, chia quà... Phát triển thẫm mĩ. - Tô màu ngôi nhà, đồ dùng gia đình, vẽ người thân trong gia đình, vẽ ngôi nhà,vẽ ấm trà,vẽ hoa tặng bà. -Tạo hình làm quà tặng cô nhân ngày 20/10. - Nặn đồ dùng gia đình. - Ghép tranh về chủ đề. - Hát: Mẹ đi vắng, cháu yêu bà, bé quét nhà, có ông bà có ba má, mẹ đi vắng, gia đình nhỏ hạnh phúc to,ba ngọn nến lung linh... - Nghe hát: Cho con, ba ngọn nến lung linh, ru con… Phát triển tình cảm-xã hội. - TC về những cảm xúc khác nhau biểu hiện qua nét mặt, cử chỉ. - Cảm nhận vẽ đẹp của ngôi nhà thông qua các giác quan. - Biết quí trọng người làm nên nhà, giữ gìn cơ thể sạch sẽ, giữ gìn nhà sạch. - Kính trọng, yêu thương các thành viên trong gia đình. - Thực hiện một số công việc đơn giản: chải đầu, xếp áo… |
Tháng | Chủ đề | Chủ đề nhánh | Số tuần | Mục tiêu | Nội dung |
11 Từ ngày 11/11- 06/12/2024 |
Nghề nghiệp (4 tuần) |
Nghề truyền thống địa phương. Nghề sản xuất -Tết thầy cô. Các dịch vụ. Nghề phổ biến trong xã hội. |
1 1 1 1 |
Phát triển thể chất - Thực hiện tốt các động tác phát triển hô hấp, cơ tay, cơ chân.Có kĩ năng thực hiện một số vận động cơ bản : Bật-nhảy xuống từ độ cao 30-35cm, tung, đập bắt bóng với người đối diện , bật qua vật cản 10-15cm, Trèo lên, xuống 5 gióng thang. - Có khả năng tự phục vụ bản thân và biết tự lực trong việc vệ sinh cá nhân hàng ngày. - Biết ích lợi của việc ăn uống đầy đủ và hợp lý đối với sức khỏe của con người(cần ăn uống đầy đủ chất để có sức khỏe tốt…) và có sức khỏe tốt để làm việc. -Nhận biết và tránh một số nơi lao động, một số dụng cụ lao động có thể gây nguy hiểm. - Biết kêu cứu và chạy khỏi nơi nguy hiểm. Phát triển nhận thức Biết phân biệt được 1 số nghề phổ biến và 1 số nghề truyền thống của địa phương, nghề dịch vụ, nghề sản xuất qua 1 số đặc điểm nổi bật. - Kể được 1 số dụng cụ của các nghề. - Biết phân lọai dụng cụ, sản phẩm của 1 số nghề theo 2 – 3 dấu hiệu. - So sánh sự giống và khác nhau của các hình ; hình vuông, hình tam giác,hình tròn,hình chữ nhật - Kể được 1 số nghề phổ biến nơi trẻ sống. - Đếm trong phạm vi 3.Nhận biết số lượng và chữ số 3. -Nhận biết các khối hình học - Biết nói về ước mơ của trẻ lớn lên sẽ làm nghề gì và biết nghề đó giúp ích gì cho xã hội. - Biết ý nghĩa ngày 20/11-> giáo dục nhớ ơn thầy cô giáo. Phát triển ngôn ngữ - Nghe hiểu nội dung các câu chuyện, bài thơ, đồng dao, câu đố về chủ đề ngành nghề. - Biết dùng từ để nói về ngành nghề, ước mơ của mình. -Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép, nhớ ơn người lao động. - Bộc lộ cảm xúc qua lời nói Phát triển thẩm mĩ Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát. - Biết sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo nhịp, tiết tấu. - Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu các bài hát, bản nhạc về chủ đề 1 số nghề. - Phối hợp các kĩ năng vẽ, nặn, cắt, xé dán để tạo ra các sản phẩm về chủ đề 1 số nghề. - Biết nhận xét, đặt tên cho sản phẩm của mình. PT tình caûm- xaõ hoäi Trẻ biết được bất cứ nghề nào trong xã hội, nghề đó sang hay hèn đều đáng quý. -Trẻ thể hiện lòng yêu quý người lao động bằng các việc làm cụ thể. - Biết trân trọng và nâng niu các sản phẩm do người lao động làm ra. - Nhận biết một số trang thái cảm xúc - Biết bộc lộ cảm xúc và biết chia sẻ niềm vui với mọi người. - Biết quan tâm đến môi trường: bỏ rác đúng nơi quy định, không vẽ bậy lên tường, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi gọn gàng... |
Phát triển thể chất - Bật-nhảy xuống từ độ cao 30-35cm, tung, đập bắt bóng với người đối diện ,bật qua vật cản 10-15cm, Trèo lên, xuống 5 gióng thang. - Tham gia thu dọn đồ dùng trước và sau khi ăn. Xem tranh, trò chuyện về các món ăn cho người làm việc. - Rửa tay bằng xà phòng, lau mặt sau khi chơi và làm việc. - Tập phối hợp tay- mắt, sử dụng kéo cắt theo đường thẳng. - Nhận biết 1 số dụng cụ, nơi nguy hiểm không nên đến gần. Phát triển nhận thức - Quan sát các hình ảnh về 1 số nghề. - Nhận biết được ý nghĩa của Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11). - Đàm thoại, tìm hiểu về 1 số nghề: Nơi làm việc, trang phục, sản phẩm các nghề. Mối quan hệ qua lại giữa các nghề. - TC: Ai đoan đúng, thi ai chọn đúng, ai thế nhỉ( Mô tả trang phục, công việc, trẻ đoán tên người làm nghề) - Đếm trong phạm vi 3. Nhận biết số lượng và chữ số 3. - Nhận biết các khối hình học - Thực hành, luyện tập qua trò chơi: Nhận biết đặc điểm các hình. - TC: Ai nhanh hơn, kể đủ 3 - Ngày 20/11 nhớ ơn thầy cô Phát triển ngôn ngữ - Kể về những điều trẻ quan sát được về các nghề( tên nghề, ai làm, dụng cụ, sản phẩm của nghề…) - Kể chuyện theo tranh về công việc của bố mẹ, người thân, thợ xây dựng, - Đọc thơ bé làm bao nhiêu nghề, hạt gạo làng ta, cái bát xinh xinh, chiếc cầu mới, .. kể chuyện về 1 số nghề. Nhớ ơn thầy cơ….Đọc truyện, làm sách về 1 số nghề. Phát triển thẩm mĩ Âm nhạc: Nghe hát, hát, vận động theo nhạc 1 số bài hát phù hợp hoặc gần gũi với chủ đề như :cháu yêu cô chú công nhân, Bác đưa thư vui tính, cô giáo miền xuôi, lớn lên cháu lái máy cày - TC: Chơi các trò chơi âm nhạc . Tạo hình: Tô màu, vẽ nặn, xé dán….1 số hình ảnh về 1 số nghề như : vẽ trang trí hình vuơng, vẽ cái liềm ... PT tình caûm- xaõ hoäi - Trò chuyện về công việc , ích lợi các nghề khác nhau đối với cuộc sống con người và mỗi gia đình. - Tình caûm bieát ôn ngöôøi lao ñoäng,nhớ ơn thầy cô - TCĐV: Thể hiện 1 số công việc, thao tác lao động của các nghề. - TCXD: Xếp hình 1 số dụng cụ, đồ dùng, sản phẩm các nghề … |
Tháng | Chủ đề | Chủ đề nhánh | Số tuần | Mục tiêu | Nội dung |
12 Từ ngày 09/12- 10/01/2025 |
Động vật (5 tuần) |
Động vật sống trong rừng Động vật trong gia đình Động vật sống dưới nước Côn trùng Các loài chim và động vật biết bay |
1 1 1 1 1 |
Phát triển thể chất - Thực hiện tốt các động tác phát triển hô hấp, cơ tay, cơ chân. Có kĩ năng thực hiện một số vận động cơ bản : + Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân . +Chạy chậm khoảng 60-80m,bật liên tục vào vòng, +Bò dích dắc qua 5 điểm kết hợp tung bóng lên cao và bắt, + Bật xa 35 – 40cm kết hợp Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân. + Đi trên dây kết hợp ném xa 1 tay - Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật. - Biết thực hiện một số việc tự phục vụ, đi vệ sinh đúng nơi qui định, sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách. - Biết tránh những con vật nguy hiểm. - Biết đề nghị người lớn giúp đỡ khi ốm, đau, khó chịu. Phát triển nhận thức - Biết quá trình phát triển của các con vật, điều kiện sống của một số con vật. - Biết so sánh để thấy được sự giống và khác nhau của các con vật qua đặc điểm của chúng. - Biết lợi ích, tác hại của chúng đối với cuộc sống. - Biết mối quan hệ đơn giản của chúng đối với môi trường sống. - So sánh sự giống nhau của hai con vật - Cách chăm sóc, bảo vệ các con vật. - Mô phỏng vận động, di chuyển, dáng điệu của các con vật - Đếm trong phạm vi 4. Nhận biết số lượng và chữ số 4 - So sánh chiều cao của 2 đối tượng Phát triển ngôn ngữ - Biết sử dụng từ chỉ tên gọi của các con vật. - Biết quan sát và nói lên những điều trẻ thấy cho người lớn và các bạn nghe. - Thuộc các bài thơ, đồng dao, ca dao về TG động vật. - Giải được các câu đố. - Biết xem sách, tranh ảnh về các con vật Phát triển thẩm mỹ - Yêu thích các con vật. - Có ý thức bảo vệ môi trường sống và các con vật quí hiếm. - Biết bảo vệ, chăm sóc vật nuôi gần gũi trong gia đình. - Quí trọng người chăn nuôi Phát triển tình cảm xã hội - Thể hiện tình cảm phù hợp qua các bài hát nói về các con vật. - Biết sử dụng các dụng cụ gõ điệp theo nhịp, tiết tấu. - Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu các bài hát. - Phối hợp các kĩ năng vẽ, nặn, cắt, xé dán để tạo ra các sản phẩm về chủ đề động vật. - Nói lên ý tưởng tạo hình của mình - Biết nhận xét, đặt tên cho sản phẩm của mình. |
Phát triển thể chất +Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân . +Chạy chậm khoảng 60-80m,bật liên tục vào vòng, +Bò dích dắc qua 5 điểm kết hợp tung bóng lên cao và bắt, +Bật xa 35 – 40cm kết hợp Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân. + Đi trên dây kết hợp ném xa 1 tay. Xem tranh, trò chuyện về các món ăn của một số con vật. - Không đến gần các con vật nguy hiểm.Rửa tay bằng xà phòng, lau mặt sau khi chơi và làm việc. - Tham gia thu dọn đồ dùng trước và sau khi ăn. - Mô phỏng hành động, dáng đi của các con vật. Phát triển nhận thức KPXH: Quan sát các hình ảnh về TG độngvật Đàm thoại, tìm hiểu về 1 số động vật: Nơi sống đặc điểm, ích lợi,tác hại… Mối quan hệ qua lại giữa môi trường sống và cấu tạo. - So sánh sự khác và giống nhau của các con vật. - Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 -TC: ai nhanh hơn,bắt chước dáng đi của các con vật… LQVT: - Đếm trong phạm vi 4. Nhận biết số lượng và chữ số 4 - So sánh chiều cao của 2 đối tượng Phát triển ngôn ngữ - Kể về những điều trẻ quan sát được về TG động vật - Kể chuyện theo tranh về TG động vật - Đọc thơ về chủ đề: cá ngủ ở đâu, ong và bướm, rong và cá, vè loài vật…. - Đọc truyện, làm sách về chủ đề: loài dế ca hát, chim vàng anh… Phát triển thẩm mỹ Âm nhạc: Nghe hát, hát, vận động theo nhạc 1 số bài hát phù hợp hoặc gần giũ với chủ đề như: thương con mèo, trời nắng trời mưa, con chuồn chuồn, con chim non, chú thỏ con, gà trống, mèo con và cún con, cá vàng bơi... - TC: Chơi các trò chơi âm nhạc. Tạo hình:Tô màu, vẽ nặn, xé dán 1 số hình ảnh về TG động vật như : vẽ con vật nuôi, cắt dán con vật trong rừng, bé làm họa sĩ, vẽ con cá.. Phát triển tình cảm xã hội -Yêu thích các con vật và có ý thức bảo vệ các con vật quí hiếm. - Nói được tên những con vật bé thích, không thích. - Biết quan tâm đến môi trường,biết chăm sóc các con vật gần gũi. |
Kết thúc học kỳ I: 10/01/2025 | |||||
Tháng | Chủ đề | Chủ đề nhánh | Số tuần | Mục tiêu | Nội dung |
01+ 02 Từ ngày 13/01 - 21/02/2025 |
TẾT MÙA XUÂN NƯỚC& HTTN- (5 tuần) |
Bé vui mùa xuân Bé khám phá mùa xuân Nước Các hiện tượng tự nhiên Thời tiết và mùa THỜI GIAN NGHĨ TẾT TỪ NGÀY 24/01/2025- 02/02/2025 |
1 1 1 1 1 |
Phát triển thể chất - Phát triển một số vận động cơ bản cho trẻ về chân tay và các cơ trên cơ thể: Bò chui qua ống dài 1,2m x 0,6m. , Chạy 15m trong khoảng 10 giây , Ném xa bằng 1 tay, 2 tay - Phát triển khả năng khéo léo của đôi tay qua việc làm các thí nghiệm. - Biết lợi ích và tác hại của nước và các hiện tượng thiên nhiên đối với cuộc sống con người. - Nhắc nhở trẻ bổ sung nước cho cơ thể. - Hình thành thói quen tốt dùng nước sạch trong ăn uống -Biết phối hợp các bộ phận của cơ thể một cách nhịp nhàng để tham gia các hoạt động: bò chui qua cổng, bò dích dắc bằng bàn tay bàn chân qua 3 – 4 chướng ngại vật - Tự thân vận động với những bài hát múa tập thể, hòa mình cùng bạn đi chơi xuân. - Có cảm giác dễ chịu, thoải mái khi tiếp xúc với các hiện tượng tự nhiên. Phát triển nhận thức - Trẻ biết yêu thiên nhiên và cây xanh. - Ý thức bảo vệ nguồn nước và các hiện tượng thiên nhiên. - Nhận ra được sự cần thiết và tác hại của các hiện tượng thiên nhiên. - Biết được 1 số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa và thứ tự các mùa. - Sự thay đổi trong sinh họat của con người, con vật và cây theo mùa. - Sự khác nhau giữa ngày và đêm, mặt trời, mặt trăng. - Các nguồn nước trong môi trường sống. -Đong nước như thế nào?. - Một số đặc điểm, tính chất của nước. - Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước. - Không khí, các nguồn ánh sáng và sự cần thiết của nó với cuộc sống con người, con vật và cây. - Một vài đặc điểm, tính chất của đất, đá, cát, sỏi - Nhận biết được dấu hiệu của mùa xuân, khung cảnh, bầu trời xung quanh như thế nào? - So sánh chiều rộng của 2 đối tượng -Trẻ biết về ngày tết nguyên đán, ngày truyền thống của dân tộc việt nam, phong tục làm bánh, hoa quả thức ăn. - Trò truyện về các thức ăn trong ngày tết. - Tách, gộp trong phạm vi 3 Phát triển thẩm mỹ - Yêu quí cảnh đẹp thiên nhiên, bảo vệ và chăm sóc cây xanh. - Tự tạo ra những bức tranh đẹp về thiên nhiên, phát triển sáng tạo tư duy của trẻ. - Biết tô vẽ một số đề tài liên quan đến mùa xuân. - Cảm nhận cái đẹp trong thiên nhiên, trong các câu truyện thơ bài hát. Phát triển ngôn ngữ - Trẻ biết sử dụng vốn từ của mình để mô tả, nêu lên những gì mà trẻ nhìn thấy được trong thiên nhiên. - Biết được một số hiện tượng thiên nhiên. - Nhận biết được đặc tính của nước. - Trẻ luyện phát âm qua các bài thơ và các bài đồng dao thuộc chủ đề. - Hiểu các câu hỏi, yêu cầu các hoạt động trong học tập và vui chơi. - Biết chúc tết trả lời mạnh dạn khi giao tiếp với mọi người. - Múa, hát, đọc thơ, kể chuyện về mùa xuân. Phát triển tình cảm xã hội - Dạy trẻ cảm nhận vẽ đẹp mùa xuân, yêu kính ông bà, cha mẹ, người thân thăm hỏi mừng tuổi đón tết nguyên đán. - Yêu thiên nhiên, thế giới xung quanh, yêu quý mọi người xung quanh. - Tôn trọng các truyền thống, di tích lịch sử của địa phương |
Phát triển thể chất - GDDD: Sự cần thiết của nước đối với cơ thể. - PTVĐ : Bò chui qua ống dài 1,2m x 0,6m. , Chạy 15m trong khoảng 10 giây , Ném xa bằng 1 tay, 2 tay + TCVĐ : Trời mưa, trời tối, trời sáng. + Các bài tập phát triển cơ tay, cơ chân, bụng, hô hấp. -Biết phối hợp các bộ phận của cơ thể một cách nhịp nhàng để tham gia các hoạt động : bò chui qua cổng, bò dích dắc bằng bàn tay bàn chân qua 3 – 4 chướng ngại vật - Có cảm giác dễ chịu, thoải mái khi tiếp xúc với các hiện tượng thiên nhiên Phát triển nhận thức - QS, trò chuyện về thời tiết : bầu trời, nắng, gió, nóng, lạnh, bão… - QS, trò chuyện về ảnh hưởng của thời tiết mùa đến con người, cây cối, con vật. - QS, trò chuyện về ích lợi của nước với đời sống con người, cây cối, con vật, về đặc tính, về trạng thái của nước. - TC về nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, cách giữ gìn và tiết kiệm nước. - Chơi với nước, các TC thử nghiệm với nước để khám phá đặc điểm, tính chất của nước như sự bay hơi, sự hòa tan… -Nhận biết được dấu hiệu của mùa xuân, khung cảnh, bầu trời xung quanh như thế nào? - So sánh chiều rộng của 2 đối tượng -Trẻ biết về ngày tết nguyên đán, ngày truyền thống của dân tộc Việt nam , phong tục làm bánh , hoa quả thức ăn - Tách, gộp trong phạm vi 3 Phát triển thẩm mỹ -Vẽ, xé dán mặt trời, mặt trăng, mưa rơi, cảnh mùa hè, mùa xuân, mùa đông.Tô màu, vẽ cầu vồng. - Sưu tầm tranh ảnh về mùa, cắt, dán quần áo, hoa quả theo mùa. - Hát “Cho tôi đi làm mưa với” hạt mưa và em bé,… - Hát: cháu yêu chú bộ đội, chú bộ đội... - Yêu quí cảnh đẹp thiên nhiên, bảo vệ và chăm sóc cây cảnh. - Tự tạo ra những bức tranh đẹp về thiên nhiên, phát triển tư duy sáng tạo của trẻ. - Biết tô vẽ một số đề tài liên qua đế Phát triển ngôn ngữ - TC về nước và các thời tiết, các mùa trong năm. - Nghe và kể chuyện : giọt nước tí xíu.Đọc thơ : “Trăng ơi từ đâu đến”,”nắng bốn mùa”,’gió”,”mưa rơi”…Đọc ca doa, tục ngữ, câu đố về nước và các ht thiên thiên - Hiểu các câu hỏi, yêu cầu các hoạt động trong học tập và vui chơi. - Biết chúc tết, trả lời mạnh dạn khi giao tiếp với mọi người. - Thơ về mùa xuân: hoa đào hoa mai, bé đi chợ tết, tết đang vào nhà. -Hát: bánh chưng xanh, bé chúc tết. Phát triển tình cảm xã hội - Dạy trẻ có thói quen khép 2 chân lại khi chào hỏi, kĩ năng đơn giản, cần thiết để thực hiện các công việc tự phục vụ phù hợp với trẻ. - Dạy trẻ cảm nhận vẻ đẹp mùa xuân, yêu kính ông bà, cha mẹ, người thân, thăm hỏi mừng tuổi đón tết nguyên đán. - Yêu thiên nhiên, thế giới xung quanh, yêu quí mọi người xung quanh. - Tôn trọng các truyền thống, di tích lịch sử của địa phươmg |
Tháng |
Chủ đề |
Chủ đề nhánh |
Số tuần |
Mục tiêu |
Nội dung |
3 Từ ngày 24/02 -21/03/2025 |
Thực vật (4 tuần) |
Các loại rau Các loại hoa – Ngày vui của mẹ và cô Các loại quả Cây và môi trường sống |
1 1 1 1 |
Phát triển thể chất : - Phát triển một số vận động cơ bản cho trẻ về chân tay và các cơ trên cơ thể: +Nhảy lò cò 3m kết hợp ném xa bằng 1 tay, 2 tay. + Đập và bắt bóng tại chỗ kết hợp ném trúng đích bằng 1 tay. +Đi thay đổi hướng có vật chuẩn kết hợp với bật xa +Đi dích dắc qua chướng ngại vật kết hợp tung bắt bóng. - Phát triển khả năng khéo léo của đôi tay qua việc tập chăm sóc và trồng cây . - Nhắc nhở trẻ ăn uống đủ chất trong bửa và ăn nhiều thức ăn thực vật. - Hình thành thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày, có hành vi vệ sinh trong ăn uống. - Cảm nhận được sự sảng khoái, dễ chị khi tiếp xúc với môi trường thiên nhiên trong lành. - Rèn luyện thao tác rữa tay bằng xà phòng Phát triển nhận thức : - Hiểu được quá trình phát triển và lớn lên của cây, mối quan hệ giữa môi trường sống và sự phát triển của cây, lợi ích của cây cối thiên nhiên đối với cuộc sống con người. - Phân biệt được các đặc điểm giống và khác nhau của một số cây, hoa, quả, rau .. - Trò chuyện về khí hậu ấm áp của mùa xuân cho trẻ nghe. -Nhận biết và phân biệt khối trụ khối tròn - Tách, gộp trong phạm vi 4 Phát triển ngôn ngữ : - Trẻ biết sử dụng vốn từ của mình để mô tả, nêu lên những gì mà trẻ nhìn thấy được trong thiên nhiên hay trong vườn trường. - Biết tên gọi của một số loài thực vật. - Trẻ luyện phát âm qua các bài thơ và các bài đồng dao. Phát triển thẩm mĩ: - Thể hiện tình cảm của mình đối với thiên nhiên và cây xanh. - Biết giữ gìn môi trường sạch đẹp và xanh mát với nhiều cây xanh - Thể hiện tình cảm thẩm mĩ qua các tác phẩm nghệ thuật: vẽ tranh, nặn … - Hát múa các bài hát bài múa để thể hiện tình cảm của trẻ đối với thiên nhiên và cây xanh - Trẻ biết yêu thiên nhiên và cây xanh. Phát triển tình cảm xã hội: -Trẻ biết yêu thiên nhiên và cây xanh. -Ý thức bảo vệ cây xanh.Quý trọng người trồng cây. -Nhận ra được sự cần thiết phải có cây xanh cho môi trường sống. -Tham gia chăm sóc cây xanh và trồng cây trong vườn trường. - Biết yêu quý, bảo vệ các loài cây và kêu gọi mọi người cùng chăm sóc bảo vệ thực vật. |
Phát triển thể chất : * PTVĐ: + Nhảy lò cò 3m kết hợp ném xa bằng 1 tay, 2 tay. + Đập và bắt bóng tại chỗ kết hợp ném trúng đích bằng 1 tay. + Đi thay đổi hướng có vật chuẩn kết hợp với bật xa + Đi dích dắc qua chướng ngại vật kết hợp tung bắt bóng. * GDDD: Trò chuyện, chơi các trò chơi: phân biệt các nhóm thực phẩm, món ăn, nhận biết các loại rau quả giàu vitaminA… Phát triển nhận thức : Quốc tế Phụ nữ 8/3 - Quan sát trò chuyện về TG thực vật: đặc điểm, ích lợi, điều kiện sống như: ích lợi của cây xanh, hoa của bé. - TC về quá trình lớn lên của cây và điều kiện môi trường sống của thực vật. - Luyện tập, thực hành trò chơi: phân nhóm cây, hoa, rau, quả theo loài hoặc ích lợi… -Nhận biết và phân biệt các khối trụ, khối tròn TC: hái quả, hái hoa, bật qua rảnh nước lấy theo yêu cầu. - Tách, gộp trong phạm vi 4 Phát triển ngôn ngữ : - Trò chuyện về các loại cây, hoa, rau quả. - Đọc các bài thơ về chủ đề: ăn quả, hoa kết trái, bắp cải xanh. -Kể chuyện về thực vật:Cây tre trăm đốt, Chú đổ con, Sự tích hoa mào gà, ăn chín uống sôi, họ nhà cam quýt, họ rau, hoa kết trái, củ cải trắng,… Phát triển thẩm mĩ: - Vẽ, nặn, xé dán về thực vật. - Vẽ vườn cây ăn quả, nặn cây nấm, vẽ hoa. - Làm đồ chơi từ lá cây... - Học và nghe các bài hát về thực vật: Em yêu cây xanh, quả gì, màu hoa, hoa trường em Phát triển tình cảm xã hội: -TC đóng vai: Cửa hàng bán thực phẩm, rau, quả…TC bác sĩ. - Thực hành chăm sóc cây. - Xây công viên, vườn cây ăn quả… - Thể hiện cảm xúc qua trò chơi |
Tháng | Chủ đề | Chủ đề nhánh | Số tuần | Mục tiêu | Nội dung |
3+4 Từ ngày: 24/03 -18/04/2025 |
Giao thông | PTGT đường bộ PTGT đường thuỷ PTGT đường hàng không Luật giao thông |
1 1 1 1 |
Phát triển thể chất : - Phát triển một số vận động cơ bản cho trẻ về chân tay và các cơ trên cơ thể: Tung và bắt bóng với người đối diện, bật xa kết hợp nhảy lò cò, nhảy lò cò kết hợp ném xa bằng hai tay, bò kết hợp bật. - Hình thành thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày, các hành vi vệ sinh trong ăn uống . - Cảm nhận được sự sảng khoái, dễ chịu khi tiếp xúc với mơi trường thiên nhiên trong lành, không có khói xe Phát triển nhận thức Biết đặc điểm, công dụng của hai, ba phương tiện giao thông(ptgt). - So sánh, phân biệt được những đặc điểm giống và khác nhau của các phương tiện giao thông qua tên gọi, lợi ích, nơi hoạt động. - Phân nhóm phương tiện giao thông và tìm ra dấu hiệu chung. - Biết một số quy định thông thường của luật giao thông đường bộ. - Nhận biết một số biển hiệu giao thông đường bộ. - So sánh chiều dài của 2 đối tượng - Đếm đến 5, nhận biết số lượng 5 và chữ số 5 Phát triển ngôn ngữ Đặt và trả lời các câu hỏi về phương tiện giao thông: tại sao? Có gì giống nhau, khác nhau ? - Biết đọc thơ, kể chuyện về phương tiện giao thông. - Nhận biết một số kí hiệu giao thông đơn giản. - Nhận biết, phát âm được các chữ cái đã và đang học qua tên gọi của các phương tiện giao thông. Phát triển tình cảm xã hội: - Nhận thấy được những công việc của chú lái xe, chú cảnh sát -> Từ đó, kính trọng người lái xe, chú cảnh sát giao thông. - Nhận biết một số quy định dành cho người đi bộ và chấp hành những quy định dành cho người đi bộ và đi đúng tín hiệu giao thông. - Biết một số hành vi văn minh khi đi trên các phương tiện giao thông, biết giữ an toàn cho bản thân. Phát triển thẩm mĩ: - Hát và vận động nhịp nhàng theo nhạc các bài hát trong chủ đề. - Thể hiện cảm xúc qua các sản phẩm tạo hình: vẽ, năn, xé, dán và qua các bài hát về chủ đề phương tiện giao thông. |
Phát triển thể chất : - Phát triển một số vận động cơ bản cho trẻ về chân tay và các cơ trên cơ thể. - PTVĐ: Tung và bắt bóng với người đối diện, bật xa kết hợp nhảy lò cò, nhảy lò cò kết hợp ném xa bằng hai tay, bò kết hợp bật. - Hình thành thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày, các hành vi vệ sinh trong ăn uống . - Trò chuyện về các nhóm chất dinh dưỡng. - Cảm nhận được sự sảng khoái, dễ chịu khi tiếp xúc với môi trường thiên nhiên trong lành, không có khói xe. Phát triển nhận thức : - Trẻ nhận biết một số biển báo giao thông đơn giản. - Giỗ Tồ Hùng vương 10/03 - Đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông(ptgt) và phân loại theo 1-2 dấu hiệu. - Thảo luận và thực hành một số phương tiện giao thông đường bộ. Giải câu đố về PTGT. - Biết một số quy định thông thường của luật giao thông đường bộ. - Nhận biết một số biển hiệu giao thông đường bộ. - So sánh , phân loại những đặc điểm giống và khác nhau của các ptgt đường bộ, đường thủy, đường hàng không.., ích lợi, nơi hoạt động của chúng. - Biết ý nghĩa ngày quốc tế phụ nữ 8/3 - Đếm đến 5, nhận biết số lượng 5 và chữ số 5 - So sánh chiều dài 2 đối tượng Phát triển ngôn ngữ : - Nghe và phân tích các tiếng động của âm thanh các loại PTGT khác nhau. - Đọc một số bài thơ: gấu qua cầu, chiếc cầu mới, cô dạy con, chuyện qua đường, ước mơ của tí.( trích đoạn) Phát triển tình cảm xã hội: - Trò chuyện một số hành vi khi đi tàu, xe, khi đi bộ trên đường. - Một số hoạt động học như: Cháu yêu chú cảnh sát giao thông, cháu yêu chú phi công, tình thương của bé. - Cho trẻ thực hành về một số hành vi đúng khi tham gia giao thông. Phát triển thẩm mĩ: - Vẽ, nặn, xé dán, các phương tiên giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không. - Học và nghe các bài hát: Đường em đi, em đi chơi thuyền , dung dăng dung dẻ, em đi qua ngã tư đường phố, lá thuyền ước mơ... |
Tháng | Chủ đề | Chủ đề nhánh | Số tuần | Mục tiêu | Nội dung |
04+05 Từ ngày 21/04 - 16/05/2025 |
Quê hương – Đất nước – Bác Hồ (4 tuần) Tuần lễ dự phòng (Từ 19/05 – 23/05/2025) |
Quê hương của bé Đất nước VN Bác hồ của em Bé yêu mùa hè |
1 1 1 1 |
Phát triển thể chất. - Phát triển một số vận động cơ bản cho trẻ về chân tay và các cơ trên cơ thể: +Chạy chậm khoảng 60 – 80 m kết hợp bật qua vật cản cao 10 - 15cm. + Bật tách khép chân kết hợp tung và bắt bóng. + Đi trong đường dích dắc kết hợp tung bóng lên cao và bắt. -Nhảy lò cò + Ném trúng đích bằng 1 tay. - Hình thành thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày, có hành vi vệ sinh trong ăn uống . - Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng. Phát triển nhận thức. - Cháu biết được Bác Hồ là người lãnh tụ của đất nước, biết quê hương của Bác, công lao của Bác đối với Đất nước. - Biết đặc điểm nổi bật của một số danh lam thắng cảnh, ngày lễ hội (ngày 30/04), sự kiện của quê hương, đất nước. - Biết Hà Nội là thủ đô của nước ta. - Biết được một vài đặc sản của quê hương, biết địa danh lịch sử của quê bé đang sống. - Tách, gộp trong phạm vi 5 - Ôn các khối hình đã học - Cháu biết đặc điểm của bản đồ đất nước Việt Nam có hình chữ S, biết đặc điểm của lá cờ Việt Nam. Phát triển ngôn ngữ - Biết trả lời câu hỏi của cô qua câu chuyện bài thơ ca dao tục ngữ. - Biết sử dụng từ ngữ chỉ tên địa danh danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước. - Trẻ kể về mùa hè và các hoạt động vui chơi trong mùa hè. - Trẻ biết thể hiện ý kiến của mình bằng ngôn ngữ. Phát triển thẩm mĩ. -Biết giữ gìn môi trường cây xanh và di tích lịch sử. -Thể hiện tình cảm thẩm mĩ qua các tác phẩm nghệ thuật: vẽ tranh, nặn… - Hát múa các bài hát múa để thể hiện tình cảm của trẻ. - Vận động theo nhạc có nội dung về mùa hè. Phát triển tình cảm xã hội - Trẻ yêu quí, tôn trọng, nhớ ơn Bác Hồ. - Biết yêu thương quê hương đất nước. - Cháu có thái độ bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa. - Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình với nơi đã sinh ra. - Biết cố gắng học tập để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. - Trẻ yêu thích các mùa trong năm và nhất là mùa hè. - Có ý thức bảo vệ sức khỏe vào ngày hè. - Biết làm việc giúp người thân trong những ngày nghỉ học. - Tập cho trẻ có 1 số kỹ năng sống và phẩm chất phù hợp mạnh dạn, tự tin có trách nhiệm được giao, chăm sóc con vật nuôi … - Nhớ ơn và bày tỏ tình cảm của mình với thầy cỏ bạn bè. |
Phát triển thể chất. - Trò chuyện về các món ăn của địa phương, vùng miền đơn giản. - Phát triển một số vận động cơ bản cho trẻ về chân tay và các cơ trên cơ thể: +Chạy chậm khoảng 60 – 80 m kết hợp bật qua vật cản cao 10 - 15cm. + Bật tách khép chân kết hợp tung và bắt bóng. + Đi trong đường dích dắc kết hợp tung bóng lên cao và bắt. -Nhảy lò cò + Ném trúng đích bằng 1 tay - Cho trẻ thực hiện một số bài thể dục: đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn, Ném trúng đích thẳng đứng Phát triển nhận thức. - Xem tranh ảnh về các danh lam thắng cảnh của đất nước. - Làm quen với cờ tổ quốc, trang phục dân tộc - Trò chuyện về lễ hội của dân tộc, địa phương. - Trò chuyện với trẻ về các ngày lễ 30/04, 01/05. Sinh nhật Bác 19/05. Hoạt động học: Tách, gộp trong phạm vi 5 Hoạt động học :Ôn các khối hình đã họ Phát triển ngôn ngữ - Đọc thơ, kể chuyện: sự tích hồ gươm, đồng dao ca dao về các vị anh hung dân tộc, về các phong tục tập quán của người dân tại đia phương, vùng miền. - Thơ về chủ đề: về quê, Bác Hồ của em.. - Kể về những hiện tượng thời tiết đã được nghe và quan sát: cơn bão, sấm chớp, nắng, mùa hè, phát triển ngôn ngữ. - Trả lời và đặt các câu hỏi: ai? cái gì? ở đâu? khi nào? để làm gì?. - Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc về QH-ĐN-BH. - Nghe các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè về QH-ĐN-BH. Phát triển thẩm mĩ. - Vẽ , nặn, xé dán, tô màu tranh ảnh các danh lam thắng cảnh của địa phương, dân tộc. - Hát , nghe hát..: Quê hương tươi đẹp,nhớ ơn Bác… - Hát và vận động theo nhạc các bài hát về các mùa hè Phát triển tình cảm xã hội - Kính yêu Bác Hồ. - Biết yêu thương quê hương đất nước. - Cháu có thái độ bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa. - Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình với nơi đã sinh ra. - Biết cố gắng học tập để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. - Tưới cây, chăm sóc cây, lau lá. - Dán tranh ảnh về hành vi giữ vệ sinh, tiết kiệm nước sạch. - Quan sát trò chuyện về ích lợi của các mùa. |
Trên đây là kế hoạch giáo dục năm học theo chủ đề năm học 2024 – 2025 của khối chồi./.
Nơi nhận: - BGH (b/c); - Lưu : VT. |
TKCM Nguyễn Trần Bảo Yến |
KHỐI LÁ
TRƯỜNG MG LONG HẬU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ KHỐI LÁ Độc Lập-Tự Do- Hạnh Phúc
Long Hậu, ngày tháng 08 năm 2024
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NĂM HỌC THEO CHỦ ĐỀ
NĂM HỌC: 2024– 2025
Tháng | Chủ đề | Chủ đề nhánh | Số tuần | Mục tiêu | Nội dung |
09 Ngày: 06/ 09 - 27/ 09/2024 |
Trường mầm non ( 3 tuần) | Trường mẫu giáo Long Hậu Lớp em là lớp lá – Bé vui tết trung thu Đồ dùng, đồ chơi |
1 1 1 |
1/ Phát triển thể chất - Cháu tập các bài tập: Tung bóng lên cao và bắt bóng, Đi nối bàn chân tiến lùi; Bật xa 40-50cm - Cháu thực hiện được các vận động cơ bản, chơi các trò chơi vận động. - Sử dụng thành thạo các đồ dùng trong sinh hoạt ở trường mầm non hành vi văn minh trong ăn uống. Rửa tay trước khi ăn sau khi đi vệ sinh, chào mời trước khi ăn, không nói chuyện trong khi ăn. - Phối hợp các bộ phận trên cơ thể một cách nhịp nhàng để tham gia các hoạt động. - Tô màu kín, không chườm ra ngoài đường các hình vẽ - Tự mặc và cởi được áo. - Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn; 2/ Phát triển nhận thức: - Trẻ biết tên trường, tên lớp, công việc của những thành viên trong nhà trường địa chỉ của trường, những phòng học của trường… - Cháu biết giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp trong trường, lớp mầm non. Trẻ biết ngày hội đến trường là ngày 5/9. - Thích khám phá sự vật, hiện tượng xung quanh. - Loại được một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại - Thực hiện một số công việc theo cách riêng của mình. 3/ Phát triển ngôn ngữ: - Biết lắng nghe cô và các bạn nói, biết trả lời các câu hỏi, trẻ mạnh dạn tự tin tiếp xúc với mọi người. - Trẻ đọc thơ “Tình bạn, bàn tay cô giáo, cô giáo của em; kể chuyện diển cảm “Gà tơ đi học, thỏ trắng đi học” - Biết giao tiếp bằng lời nói rõ ràng, mạch lạc, lễ phép. - Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2, 3 hành động; - Hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi; cháu phát âm chữ cái o, ô, ơ - Không nói tục, chửi bậy 4/ Phát triển thẩm mĩ: - Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật vẽ, nặn, tô màu về trường lớp, các đồ dùng, đồ chơi trong trường, lớp. - Thể hiện bài hát về trường mầm non một cách tự nhiên, đúng nhịp, có cảm xúc như Trường chúng cháu là trường mầm non, ngày vui của bé, em đi mẫu giáo... - Thể hiện cảm xúc, khả năng sáng tạo trong các sản phẩm tạo hình. 5/ Phát triển tình cảm – Xã hội: - Biết kính trọng, yêu quý cô giáo, các cô bác trong trường mầm non. - Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi trong lớp, trong trường. - Biết thực hiện một số quy định cũa lớp, của trường. - Quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn. - Thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc; - Chủ động làm một số công việc đơn giản hằng ngày; |
1/ Phát triển vận động: - Cháu tập các bài tập: Tung bóng lên cao và bắt bóng, Đi nối bàn chân tiến lùi; Bật xa 40-50cm - Làm quen với một số thao tác đơn giản trong chế biến một số món ăn. - Tập luyện kỹ năng: đánh răng, lau mặt, rửa tay bằng xà phòng, Ca, ly uống nước, bát ăn cơm, thìa xúc cơm. - Đi vệ sinh đúng nơi quy định, sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách. - Cháu tô màu kín sản phẩm của mình và không chườm ra đường các hình vẽ. - Cháu tự cởi và mặc được quần áo - Cháu biết rửa tay sau khi đi vệ sinh 2/ Phát triển nhận thức: - Cháu nhận biết trường mình là mẫu giáo Long Hậu. Ở trường có ban giám hiệu, cô chú nhân viên, cấp dưỡng, các cô và các bạn…. - Cháu biết nhặt rác bỏ vào thùng, không xả rác, khi chơi trên đồ chơi biết bỏ dép, cháu biết 5/9 là ngày khai giảng năm học mới. - Cháu tìm hiểu về trường lớp, mọi người trong trường, công việc, ôn 1-5 - Cháu biết loại được một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại - Cháu thực hiện một số công việc theo cách riêng của mình động khác nhau . 3/ Phát triển ngôn ngữ: - Trẻ biết kể về trường mầm non, biết kể tên mình, các bạn, đồ dùng đồ chơi…cháu nói chuyện lễ phép biết chào hỏi mọi người xung quanh. - Trẻ đọc thơ “Tình bạn, bàn tay cô giáo, cô giáo của em; kể chuyện diển cảm “Gà tơ đi học, thỏ trắng đi học” . - Cháu trả lời được các câu hỏi của cô, trẻ mạnh dạn trả lời. Cháu phát âm đúng chữ o, ô, ơ - Dùng ngôn ngữ của mình để thể hiện diễn cảm các bài thơ, câu đố, ca dao,vè về trường, lớp mầm non thân yêu của bé.. - Cháu biết chào khách khi tới lớp, gặp người lớn biết thưa. - Cháu hiểu hành động của cô và bạn Cháu hiểu các từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gủi. - Cháu biết nói chuyện lịch sự, không chửi bậy với mọi người 4/ Phát triển thẩm mĩ: - Cháu dùng tay lăn dọc, ngang, nặn, vẽ, xếp theo sự gợi ý của cô, ý thích về đờ dùng đồ chơi, trường mầm non, lớp học của bé. - Cháu thể hiện các bài hát về trường lớp, cô giáo một cách nhịp nhàng, tự nhiên có cảm xúc như Trường chúng cháu là trường mầm non, ngày vui của bé, em đi mẫu giáo... - Cháu thể hiện được sự khéo léo của đôi tay, óc thẩm mĩ để tạo ra các đồ dùng, đồ chơi ở trường mầm non… 5/ Phát triển tình cảm – Xã hội: - Trẻ biết kính trọng, yêu quý cô giáo, các cô chú trong trường, thân thiện hợp tác với các bạn trong lớp. - Biết giữ vệ sinh sạch sẽ, biết giữ gìn bảo vệ trường lớp, đồ dùng đồ chơi sắp xếp ngăn nắp gọn gàng. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, không ngắt lá bẻ cành, chăm sóc cây. - Thích làm những công việc tự phục vụ bản thân, lao động phụ giúp cô. - Cháu quan tâm đến bạn bè - Cháu biết giúp đỡ người khác một cách vui vẻ. - Cháu chủ động thực hiện công việc hằng ngày. |
Tháng | Chủ đề | Chủ đề nhánh | Số tuần | Mục tiêu | Nội dung |
09 + 10 Ngày: 30/09- 18/10/ 2024 |
Bản thân ( 3 tuần) |
Tôi là ai Cơ thể của tôi Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh? |
1 1 1 |
1/ Phát triển thể lực và sức khoẻ - Biết phối hợp tay mắt và giữ thăng bằng để tham gia các hoạt động như: Ném xa bằng 1tay, 2 tay, tung và đập bắt bóng lên tại chỗ, Bật-nhảy từ trên cao xuống (40-45cm). - Biết phân biệt ích lợi của 4 nhóm thực phẩm, kể tên một số món ăn ở nhà và cách chế biến đơn giản - Biết giữ gìn sức khoẻ, an toàn cho bản thân. - Tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút. 2/ Phát triển nhận thức: - Biết được một số bộ phận trên cơ thể. - Cháu nhận biết phân loại một số thực phẩm thông thường theo 4 nhóm thực phẩm cần thiết để cơ thể khỏe mạnh. - Phân biệt điểm giống và khác nhau của cơ thể với người khác - Đặt tên mới đồ vật, câu chuyện, đặt lời mới cho bài hát. - Xác định được vị trí (trong, ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái) của một vật so với một vật khác - Hay đặt câu hỏi 3/ Phát triển ngôn ngữ: - Nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức, giận, ngạc nhiên, sợ hãi; - Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ. “tay ngoan, thỏ bông bị ốm, cái mũi” - Sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày. - Nói rõ ràng. Kể lại một số câu chuyện trong nhà có logic như “Cậu bé mũi dài, giấc mơ kì lạ”,... - Biết giao tiếp bằng lời nói,chào hỏi lễ phép lịch sự. 4/ Phát triển thẩm mĩ: - Biết thể hiện bài hát về bản thân, gia đình một cách có cảm xúc và đúng giai điệu: Mừng sinh nhật, Bé khỏe bé ngoan, cái mũi. - Biết thể hiện cảm xúc khả năng sáng tạo trong các sản phẩm tạo hình về bản thân. - Nhận ra cái đẹp của nhà cửa qua việc sắp xếp đồ dùng ngăn nắp gọn gàng. 5/ Phát triển tình cảm xã hội: - Biết kính trọng yêu quý mọi người, hoà đồng với mọi người trong gia đình - Tôn trọng sở thích của bạn, của người khác. - Biết giữ gìn đồ dùng cá nhân, gia đình. - Nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân; - Ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân - Đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân. |
1/ Phát triển thể lực và sức khoẻ: - Cháu thực hiện đúng động tác: ném xa bằng 1tay, 2 tay, Tung, đập bắt bóng tại chỗ, Bật-nhảy từ trên cao xuống (40-45cm). - Cháu nhận biết các món ăn đơn giản trong lớp, trong gia đình. - Cháu không chơi dạo. Không sử dụng các đồ vật nhọn, bén gây tổn thương cơ thể. + Cháu biết cầm nắm các đổ vật cẩn thận như tô, chén dĩa… + Cháu ăn chín uống nước đun sôi để nguội, ăn trái cây biết bỏ vỏ rửa sạch trước khi ăn. + Giữ gìn nơi ở sạch gọn, không xả rác, quần áo gọn gang ngăn nắp. - Cháu tham gia hoạt động trong ngày không mệt mỏi, hứng thú. 2/ Phát triển nhận thức: - Cháu nhận biết cơ thể gồm 5 giác quan và 3 bộ phận - Cháu nhận biết 4 nhóm chất: chất béo, chất bột đường, chất đạm, chất vitamin và khoáng chất. - So sánh được sự giống và khác nhau giữa bạn trai bạn gái. - Cháu đặt tên các đồ vật trong gia đình, tên câu chuyện, bài hát mà cháu thích trong chủ đề. - Cháu Xác định được vị trí (trong, ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái) của một vật so với một vật khác - Cháu mạnh dạn đặt câu hỏi cho cô, bạn 3/ Phát triển ngôn ngữ: - Cháu nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức, giận, ngạc nhiên, sợ hãi. Cháu kể về sở thích bản thân, cơ thể gồm 3 bộ phận, 5 giác quan. - Cháu nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ “tay ngoan, thỏ bông bị ốm,tâm sự của cái mũi”. - Cháu sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hằng ngày. - Cháu nói rõ ràng kể về các thành viên trong gia đình từ lớn đến nhỏ. - Cháu biết trả lời dạ thưa khi được người lớn hỏi. 4/ Phát triển thẩm mĩ: - Cháu hát đúng giai điệu bài hát “Mừng sinh nhật, Bé khỏe bé ngoan, cái mũi” một cách có tình cảm. - Cháu vẽ về bạn bè… - Cháu biết dọn dẹp phòng ở, lớp góc chơi của mình sạch gọn, ngăn nắp… 5/ Phát triển tình cảm xã hội: - Cháu vâng lời các thành viên, hòa đồng với mọi người. - Cháu không sử dụng đồ dùng của người thân hay của người khác khi chưa có sự đồng ý. - Cháu biết cất dọn đồ chơi khi chơi xong, khi làm xong việc gì giúp mọi người trong gia đình thì cháu biết phụ giúp don dẹp. - Cháu biết mình là bạn trai hay bạn gái, bạn trai chơi gì? Bạn gái chơi gì?.. - Cháu tự đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân |
Tháng | Chủ đề | Chủ đề nhánh | Số tuần | Mục tiêu | Nội dung |
10 Ngày: 21/10 – 8/11 2024 |
Gia đình( 3 tuần) |
Gia đình của bé Ngôi nhà của bé Đồ dùng gia đình |
1 1 1 |
1/ Phát triển thể lực và sức khoẻ - Biết phối hợp tay mắt và giữ thăng bằng để tham gia các hoạt động như: Đi và đập bắt bóng, Chuyền bắt bóng qua đầu qua chân, Ném trúng đích bằng 1 tay, 2 tay. - Biết phân biệt ích lợi của 4 nhóm thực phẩm, kể tên một số món ăn ở nhà và cách chế biến đơn giản - Nhận biết một số vật dụng trong gia đình và cách phòng tránh. - Tự rửa mặt, chải răng hàng ngày - Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp - Giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng; 2/ Phát triển nhận thức: - Biết tên, địa chỉ, số điện thoại, các thành viên của gia đình. - Cháu nhận biết số lượng 6; chia tách, thêm bớt trong phạm vi 6 - Phân loại được một số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng - Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo quy tắc. - Nhận ra giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát hoặc bản nhạc 3/ Phát triển ngôn ngữ: - Kể lại một số câu chuyện trong nhà có logic, thể hiện tình cảm gia đình: ba cô gái, sự tích cây vú sữa. - Cháu thuộc và đọc diễn cảm các bài thơ: em yêu nhà em, làm anh, cháu yêu bà… - Biết giao tiếp bằng lời nói, chào hỏi lễ phép lịch sự. - Nhận biết được các chữ cái đã học trong từ chỉ các vật dụng, đồ dùng trong gia đình. Cháu phát âm chữ cái: a, ă, â. - Thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh. - Sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân - Sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động 4/ Phát triển thẩm mĩ: - Biết thể hiện cảm xúc khả năng sáng tạo trong các sản phẩm tạo hình về ngôi nhà, người thân. - Nhận ra cái đẹp của nhà cửa qua việc sắp xếp đồ dùng ngăn nắp gọn gàng. - Cháu thể hiện được một số bài hát yêu thích về chủ đề gia đình“Ai thương con nhiều hơn, gia đình nhỏ hạnh phúc to, thiên đàn búp bê, thật đáng chê” 5/ Phát triển tình cảm xã hội: - Biết kính trọng yêu quý mọi người, hoà đồng với mọi người trong gia đình - Tôn trọng sở thích của bạn, của người khác. - Biết giữ gìn đồ dùng cá nhân, gia đình. - Nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình. - Mạnh dạn nói ý kiến của bản thân. - Nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác. |
1/ Phát triển thể lực và sức khoẻ: - Cháu thực hiện đúng động tác: Đi và đập bắt bóng, Chuyền bắt bóng qua đầu qua chân, Ném trúng đích bằng 1 tay, 2 tay. - Cháu nhận biết các món ăn đơn giản trong lớp, trong gia đình. - Cháu không chơi dao. Không sử dụng các đồ vật nhọn, bén gây tổn thương cơ thể. - Cháu biết tự rửa mặt, chải răng hàng ngày. - Cháu biết che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp. - Cháu biết Giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng. 2/ Phát triển nhận thức: - Cháu nhớ được địa chỉ nhà, số diện thoại của ba hoặc mẹ, gia đình bé có các thành viên. Cháu có thể đặt câu hỏi về các thành viên trong gia đình bạn như trong gia đình bạn có mấy người? Ba mẹ bạn làm nghề gì?... - Cháu nhận biết số lượng 6; chia tách, thêm bớt trong phạm vi 6 - Cháu phân loại được một số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng. - Cháu so sánh được các đồ dùng trong gia đình như ly, chén, tủ, tivi có điểm giống nhau là phục vụ cho sinh hoạt trong gia đình, khác là cách sử dụng như ly uống nước, chén ăn cơm… Trong các đồ dùng cháu nhận biết tủ giường to, ly chén, tách, ca thì nhỏ… - Cháu nhận ra tên một số bài hát trong chủ đề như Thiên đàn búp bê, Thật dáng chê, Bà còng đi chợ 3/ Phát triển ngôn ngữ: - Cháu kể về sở thích bản thân cũng như sở thích của người thân, ngôi nhà nơi cháu ở….kể chuyện ba cô gái, sự tích cây vú sữa. - Cháu thuộc và đọc diễn cảm các bài thơ: em yêu nhà em, làm anh, cháu yêu bà… - Cháu biết trả lời dạ thưa khi được người lớn hỏi. - Cháu nhận biết chữ cái đầu tiên của tên các vật dụng, đồ dùng trong gia đình như cái ca thì chữ a đã học rồi. Cháu phát âm chữ cái: a, ă, â. - Cháu thích vào góc thư viện đọc sách, kể cho bạn nghe mình đọc thấy gì? Cháu lật sách nhẹ nhàng, từ trái sang phải, không làm nhào, rách. - Cháu sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân. - Cháu sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động. 4/ Phát triển thẩm mĩ: - Cháu vẽ về người thân của cháu, cháu làm món quà tặng cho người thân, bạn bè… - Cháu biết dọn dẹp phòng ở, lớp góc chơi của mình sạch gọn, ngăn nắp… - Cháu thể hiện một số bài hát “Ai thương con nhiều hơn, thiên đàn búp bê, thật đáng chê” một cách có tình cảm. 5/ Phát triển tình cảm xã hội: - Cháu vâng lời các thành viên, hòa đồng với mọi người. - Cháu không sử dụng đồ dùng của người thân hay của người khác khi chưa có sự đồng ý. - Cháu biết cất dọn đồ chơi khi chơi xong, khi làm xong việc gì giúp mọi người trong gia đình thì cháu biết phụ giúp dọn dẹp. - Cháu nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình - Cháu trong gia đình biết mạnh dạn nói ý kiến của bản thân. - Cháu nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác. |
Tháng | Chủ đề | Chủ đề nhánh | Số tuần | Mục tiêu | Nội dung |
11 Ngày: 11/11 – 6/12/ 2024 |
Nghề nghiệp ( 4 tuần) |
Các nghề phổ biến trong xã hội Cô giáo em Nghề nông quê em Nghề nghiệp của bố mẹ |
1 1 1 1 |
1/ Phát triển thể lực và sức khoẻ - Có một số kĩ năng biết phối hợp các bộ phận cơ thể: Đi,chạy thay đổi tốc độ, hướng, dích dắc theo hiệu lệnh, chạy chậm 18m trong khoảng 10 giây, bò dích dắc qua 7 điểm, nhảy lò cò 5m. - Biết ích lợi của việc ăn uống đầy đủ và hợp lí với sức khoẻ con người. - Nhận biết và tránh một số nơi lao động, dụng cụ lao động có thể gây nguy hiểm. - Kể được tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày - Kể được một số nghề phổ biến nơi trẻ sống. - Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép. 2/ Phát triển nhận thức - Kể được một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống - Chỉ ra được khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật và khối trụ theo yêu cầu - Phân biệt một số nghề truyền thống và một số nghề phổ biến của địa phương với đặc điểm nổi bậc. - Phân loại sản phẩm, dụng cụ theo nghề - Cháu nhận biết số lượng 7; chia tách, thêm bớt trong phạm vi 7 3/ Phát triển ngôn ngữ - Biết sử dụng từ ngữ phù hợp để trò chuyện thảo luận, nêu những nhận xét và sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp về một số nghề phổ biến và nghề truyển thống ở địa phương: “Bé làm bao nhiêu nghề, Hạt gạo làng ta, Bé làm bác sĩ, ước mơ của tý” - Kể về một sự việc, hiện tượng nào đó để người khác hiểu được: Hai anh em, thần sắt, cây khế - Kể lại được nội dung chuyện đã nghe theo trình tự nhất định. - Nhận biết được các chữ trong tên dụng cụ nghề nghiệp. Cháu phát âm đúng chữ u, ư - Biết một số từ về nghề, có thể nói câu dài, kể chuyện về một số nghề quen thuộc. 4/ Phát triển thẩm mĩ: - Biết hát và vận động một số bài hát về chủ đề nghề nghiệp - Biết phối hợp các đường nét, màu sắc trong trang trí. - Cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản. 5/ Phát triển tình cảm xã hội: - Biết mọi nghề đều có ích cho xã hội, đều đáng quý, đáng chân trọng. - Biết yêu quý người lao động - Biết giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các sản phẩm lao động. - Cố gắng thực hiện công việc đến cùng. - Bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói và cử chỉ, nét mặt - Thể hiện sự an ủi và chia vui với người thân và bạn bè |
1/ Phát triển thể lực và sức khỏe: - Cháu thực hiện: đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, chạy chậm 18m trong khoảng 10 giây, bò dích dắc qua 7 điểm, nhảy lò cò 5m - Cháu không đến gần những nơi thi công, cầu thang cầu tuột khi không có người lớn. - Cháu ý thức không theo người lạ không nhận quà của người lạ - Cháu kể tên được các món ăn hàng ngày cháu được dùng. - Cháu không dược nhận quà của người lạ khi người lớn chưa cho phép. 2/ Phát triển nhận thức: - Cháu nhận biết các nghề trong xã hội, tên gọi, công cụ, sản phẩm hoạt động à ý nghĩa của các nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương. - Thông qua các sản phẩm của các nghề mà cháu lựa chọn được các hình khối. - Cháu nhận biết địa phương có nghề trồng trọt là phổ biến ở địa phương. - Cháu nhận biết các nghề cần có dụng cụ tương ứng phù hợp. - Cháu nhận biết số lượng 7; chia tách, thêm bớt trong phạm vi 7 3/ Phát triển ngôn ngữ - Cháu kể về công việc, ngành nghề ở địa phương cũng như trong gia đình. Cháu biết nói về sản phẩm cũng như công cụ của các nghề bằng ngôn ngữ suy nghĩ của cháu: “Bé làm bao nhiêu nghề, Hạt gạo làng ta, Bé làm bác sĩ, ước mơ của tý” - Cháu kể về một sự việc, hiện tượng nào đó để người khác hiểu được: hai anh em, thần sắt, cây khế. - Cháu kể lại câu chuyện mà cháu thích hai anh em, thần sắt, cây khế - Cháu phát âm đúng chữ u, ư - Cháu kể lại câu chuyện đã nghe theo trình tự nhất định 4/ Phát triển thẩm mĩ: - Cháu lắc lư, nghiêng người hay vỗ tay theo giai điệu các bài hát về chủ đề nghề nghiệp như bác đưa thư, cô giáo… - Cháu phối hợp vật liệu, màu sắc để tạo ra sản phẩm các nghề. - Cháu cắt theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản. 5/ Phát triển tình cảm xã hội: - Cháu biết tôn trọng, yêu quý các nghề trong xã hội - Biết chào hỏi, trân trọng các cô chú công nhân. - Cháu sử dụng tiết kiệm như quần áo sạch sẽ không làm dơ, rách, …không xả rác, vứt rác bừa bài, tiết kiệm điện nước, giấy, bút sáp… - Cháu biết bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói và cử chỉ, nét mặt - Cháu thể hiện sự an ủi và chia vui với người thân và bạn bè. |
Tháng | Chủ đề | Chủ đề nhánh | Số tuần | Mục tiêu | Nội dung |
12 Ngày: 9/12 -10 /1/ 2025 |
Động vật ( 5 tuần) | Động vật sống trong rừng Động vật nuôi ở gia đình Động vật sống dưới nước Côn trùng Tết dương lịch 01/01/2025 Các loại chim |
1 1 1 1 1 |
1. Phát triển thể chất: - Biết phối hợp các bộ phận của cơ thể một cách nhịp nhàng để tham gia các hoạt động: Bật qua vật cản 15- 20m, đi trên dây (dây đặt trên sàn) đi trên ván dốc kê dốc, Bật tách khép chân qua 7 ô, Đi trên dây (dây đặt trên sàn) kết hợp bật qua vật cản 15-20cm. Ném và bắt bóng bằng hai tay khoảng cách xa 4m, thỉnh thoảng có ôm bóng vào ngực. - Biết sử dụng vận động tinh, biết sử dụng một số đồ dùng làm thí nghiệm. - Biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe - Nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm 2/ Phát triển nhận thức: - Biết được lợi ích cũng như tác hại của các con vật đối với con người - Biết mối quan hệ giữa con vật với môi trường sống - Cháu nhận biết số 8, thêm bớt, chia tách trong phạm vi 8 - Biết cách đo độ dài và nói kết quả đo - Thể hiện ý tưởng của bản thân thông qua các hoạt động khác nhau; 3/ Phát triển ngôn ngữ: - Thể hiện sự thích thú với sách - Có hành vi giữ gìn, bảo vệ sách - Biết ý nghĩa một số ký hiệu, biểu tượng trong cuộc sống - Biết nói lên những điều trẻ quan sát ,nhận xét được và trao đổi thảo luận với người lớn và các bạn - Nhận biết được các chữ cái qua tên gọi các con vật. Cháu phát âm đúng chữ cái e,ê, i, t, c - Sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp; - Cháu thuộc và đọc diễn cảm các bài thơ: ếch con học bài, ong và bướm, chim chích bông, hổ trong vườn thú. 4/ Phát triển thẩm mĩ: - Biết thể hiện cảm xúc phù hợp qua các bài hát, vận động theo nhạc bài nói về các con vật - Có thể làm ra sản phẩm tạo hình có bố cục cân đối,màu sắc hài hoà qua nét vẽ, nặn, cắt, dán, xếp hình về các con vật yêu thích. - Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc - Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em. 5/ Phát triển tình cảm xã hội: - Có ý thích bảo vệ mội trường sống và các con vật quý hiếm. - Quý trọng người chănnuôi. - Sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn. - Có nhóm bạn chơi thường xuyên. - Lắng nghe ý kiến của người khác. - Trao đổi ý kiến của mình với các bạn |
1. Phát triển thể chất: - Thực hiện trong một số vận động: Bật qua vật cản 15- 20m, đi trên dây (dây đặt trên sàn) đi trên ván dốc kê dốc, Bật tách khép chân qua 7 ô, Đi trên dây (dây đặt trên sàn) kết hợp bật qua vật cản 15-20cm. Ném và bắt bóng bằng hai tay khoảng cách xa 4m, thỉnh thoảng có ôm bóng vào ngực. - Cháu biết rửa tay sạch trước khi ăn, sau đi vệ sinh, khi ăn không nói chuyện, không ghẹo chó, mèo, hay các con vật khác. - Cháu nhận biết chất đạm có trong thịt, cá, trứng, sữa… 2/ Phát triển nhận thức: - Cháu nhận biết động vật sống trong gia đình, động vật sống dưới nước, côn trùng, trong rừng… - Cháu biết động vật cung cấp chất đạm, trâu bò kéo cày, chó giữ nhà, ...có hại lông chó mèo có hại cho sức khỏe con người. - Cháu nhận biết và đếm số lượng các con vật trong phạm vi 8, thêm bớt, chia tách trong phạm vi 8. - Cháu biết cách đo độ dài của mô hình trang trại và nói kết quả. 3/ Phát triển ngôn ngữ: - Cháu thể hiện sự thích thú khi vào thư viện đọc sách, cô kể chuyện trên sách cho cháu nghe - Cháu lật, đóng sách nhẹ nhàng, không làm rách sách. - Cháu biết kí hiệu hồ sơ, ca, khăn của cháu… - Cháu thảo luận về đặc điểm các con vật, sinh sản, thức ăn nơi sống… Cháu hiểu câu hỏi cô đặt ra về các con vật , hoặc quan sát hành động bắt chướt theo tiếng kêu, hành động của các con vật và sử dụng các loại câu khác nhau để trình bày. - Cháu nhận biết chữ cái e,ê, i, t, c qua từ cua, tôm, vịt - Cháu tự kể theo tranh, theo con vật. 4/ Phát triển thẩm mĩ: - Cháu thể hiện đượ cảm xúc, hát đúng giai điệu các bài hát nói về con vật. - Đặt lời bài hát quen thuộc. - Cháu tạo được sản phẩm khi phối hợp với các vật liệu, phối hợp cùng các kĩ năng xé, dán, cắt để tạo ra sản phẩm có màu sắc kích thước, hình dáng con vật. - Cháu thể hiện cảm xúc và vận động với nhịp điệu cùa bài hát “Tôm cua cá thi tài, chú mèo con, ta đi vào rừng xanh, thật là hay,…” 5/ Phát triển tình cảm- xã hội: - Bảo vệ và chăm sóc các con vật. - Cháu thể hiện sự lễ phép khi gặp người chăn nuôi hay chăm sóc các con vật. - Cháu đến nơi vườn thú không xả rác, không chọc ghẹo các con vật, giúp đỡ các cô chú khi cần. - Cháu cùng bạn chăm sóc con vật yêu thích như cho cá ăn, thay nước. - Cháu lắng nghe ý kiến thực hiện công việc cô, hay người lớn giao cho, biết cách chăm sóc con vật nuôi trong gia đình khi ba mẹ nhờ. - Cháu biết trao đổi ý kiến khi hoạt động nhóm cùng bạn. |
Tháng | Chủ đề | Chủ đề nhánh | Số tuần | Mục tiêu | Nội dung | ||||||
1 Ngày: 13/01/- 23/01/2025 |
Tết và mùa xuân (2 tuần) | Bé ơi xuân về Bé vui đón tết |
1 1 |
I. Phát triển thể chất - Thực hiện thành thạo một số vận động cơ bản: Đi, chạy, nhảy, trườn, bò ... phù hợp với thời tiết & mùa. - Có khả năng phối hợp vận động và các giác quan: Tay, chân, mắt, chính xác. - Trẻ thực hiện các vận động: Bò chui qua cổng ống dài 1.5 m x 0,6m. + Chạy chậm khoảng 100-120m. - Biết sử dụng các trang phục phù hợp với thời tiết& mùa xuân để bảo vệ sức khỏe, phòng tránh những nơi dễ gây nguy hiểm đến tính mạng. II. Phát triển nhận thức - Biết xếp theo qui tắc. - Nhận xét thảo luận về vẽ đẹp, đặc điểm, ích lợi của mùa xuân, tác hại của thức ăn nước uống có ga khi dùng quá nhiều đối với đời sống con người. - Có một số hiểu biết về mùa xuân. III. Phát triển ngôn ngữ - Sử dụng từ chỉ tên gọi, đặc điểm nổi bật rõ nét của mùa xuân. - Đọc thuộc thơ, đọc diễn cảm, kể lại chuyện về mùa xuân. - Biết sử dụng các từ chỉ tên gọi, đặc điểm nổi bật rõ nét của mùa xuân: Cây cối mùa xuân, thời tiết mùa xuân. - Trẻ nhận biết chữ cái: l, m, n, b, d, đ IV.Tình cảm xã hội – Yêu thích mùa xuân có ý thức bảo vệ chăm sóc cây xanh hoa kiểng & môi trường sống. - Có một số thói quen, kĩ năng đơn giản, cần thiết để thực hiện các công việc tự phục vụ phù hợp với trẻ. V. Phát triển thẩm mỹ - Yêu cái đẹp và sự đa dạng. Phong phú của mùa xuân. - Thể hiện cảm xúc, tình cảm, sự sáng tạo qua tranh anh về mùa xuân với các sản phẩm tranh vẽ, bài hát, múa, vận động.... - Hát, vẽ, xé, nặn các sản phẩm về mùa xuân như : Hoa mai, hoa đào, hoa cúc, quả, bánh mức... |
I. Phát triển thể chất - Trẻ biết tập thể dục có lợi cho sức khỏe. - Thực hiện tốt vận động: +Bò chui qua cổng ống dài 1.2 m x 0,6m. + Chạy chậm khoảng 100-120m. - Bé biết sử dụng các trang phù hợp với thời tiết & mùa xuân để bảo vệ sức khỏe, phòng tránh những nơi dễ gây nguy hiểm đến tính mạng. II. Phát triển nhận thức - Biết xếp theo qui tắc. - Có một số kiến thức hiểu biết sơ đẳng về mùa xuân: Lễ hội hoa quả, món ăn... Các phong tục tập quán của người Việt Nam. III. Phát triển ngôn ngữ - Biết nhận xét, nói và kể lại những câu chuyện, những điều mà trẻ quan sát được khi đi chợ tết cùng ba mẹ, biết trao đổi thảo luận với người lớn và các bạn về sự chuẫn bị đón tết của gia đình mà trẻ đã nhìn thấy. - Kể được các hoạt động vui chơi, lễ hội, món ăn đặc trưng trong ngày tết. - Biết chúc tết ông bà cha mẹ người thân. - Trẻ nhận biết chữ cái: l, m, n, b, d, đ IV. Tình cảm xã hội - Biết thể hiện cảm xúc, tình cảm của bé với mùa xuân, có ý thức bảo vệ môi trường. Bỏ rác đúng nơi qui định & nhắc nhở người khác giữ gìn bảo vệ môi trường. - Tự làm một số việc đơn giản phục vụ bản thân hàng ngày, cố gắng tự hoàn thành công việc được giao. V. Phát triển thẩm mỹ - Hát đúng giai điệu lời ca, hát diển cảm phù hợp sắc thái tình cảm qua bài hát về mùa xuân. - Cảm nhận &thể hiện cảm xúc trước sự phong phú đa dạng của mùa xuân qua việc phối hợp các đường nét vẽ, nặn.... |
||||||
THỜI GIAN NGHĨ TẾT NGUYÊN ĐÁN: 24/ 01/2025 ĐẾN HẾT NGÀY 2/02/2025. |
|||||||||||
Tháng | Chủ đề | Chủ đề nhánh | Số tuần | Mục tiêu | Nội dung | ||||||
2 Ngày: 3/2 - 21/02/25 |
Nước và hiện tượng tự nhiên (3 tuần) |
Nước Hiện tượng tự nhiên Thời tiết và mùa |
1 1 1 |
1. Phát triển thể chất: - Thực hiện và phối hợp nhịp nhàng các vận động như: Trèo lên xuống 7 gióng thang, bò bằng bàn tay bàn chân 4m-5m, đi trên dây kết hợp ném xa 1 tay. - Phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay qua các hoạt động như: tập làm nội trợ, chăm sóc cây. - Biết ích lợi của một số thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật với sức khoẻ của bản thân. - Biết hút thuốc lá có hại và không lại gần người đang hút thuốc. 2. Phát triển nhận thức: - Dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra. - Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự - Phân biệt được hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hàng ngày - Nói được ngày trên lốc lịch và giờ trên đồng hồ. - Nói được những đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ sống; - Giải thích được mối quan hệ nguyên nhân - kết quả đơn giản trong cuộc sống hằng ngày; - Nhận biết cách đong nước. 3. Phát triển ngôn ngữ: - Hiểu các câu hỏi, yêu cầu các hoạt động trong học tập và vui chơi - Điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp. - Không nói leo, không ngắt lời người khác khi trò chuyện - Sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp với tình huống 4. Phát triển tình cảm – xã hội: - Biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động. - Thể hiện sự thích thú trước cái đẹp. - Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh. - Yêu thiên nhiên, thế giới xung quanh, yêu quí mọi người xung quanh. 5 /Phát triển thẩm mỹ: - Tự tạo ra những bức tranh đẹp về thiên nhiên, phát triển tư duy sáng tạo của trẻ - Cảm nhận cái đẹp trong thiên nhiên, sự ngoan ngoãn vâng lời trong các câu chuyện thơ bài hát: Bé yêu biển lắm, nắng sớm, giọt mưa và em bé. - Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn. - Cháu yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên, lựa chọn trang phục thẩm mĩ, phù hợp với thời tiết các mùa. |
1. Phát triển thể chất: - Cháu biết thực hiện theo các động tác: Trèo lên xuống 7 gióng thang, bò bằng bàn tay bàn chân 4m-5m, đi trên dây kết hợp ném xa 1 tay. - Cháu biết sử dụng các vận động tinh, biết sử dụng một số đồ dùng làm thí nghiệm. - Cháu có cảm giác dễ chịu, thoải mái khi tiếp xúc với các hiện tượng. - Cháu biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe - Cháu nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm. 2. Phát triển nhận thức: - Cháu nhận biết một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa, thứ tự các mùa, sự khác nhau giữa ngày và đêm, mặt trời mặt trăng. - Cháu gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự - Cháu phân biệt được hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hàng ngày - Cháu biết ngày đi học và xem được số trên đồng hồ. - Nói được những đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ sống; - Cháu biết giải thích được mối quan hệ nguyên nhân - kết quả đơn giản trong cuộc sống hằng ngày; - Cháu đong được chai nước theo vạch mức cô yêu cầu. 3. Phát triển ngôn ngữ: - Cháu biết trình bày ý kiến của mình trong giao tiếp, kể các hiện tượng tự nhiên, nước hiểu được các câu hỏi, yêu cầu trong các hoạt động và đọc diễn cảm một số bài thơ “Ông mặt trời, Nắng bốn mùa, mưa rơi…” - Cháu biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp. - Cháu biết chờ đến lượt trong trò chuyện, không nói leo, không ngắt lời người khác - Cháu sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp với tình huống 4. Phát triển tình cảm – xã hội: - Cháu biết chờ đến lượt hoặc lắng nghe người khác nói xong rồi đến mình với ông bà, cha mẹ và người thân. - Cháu thể hiện sự thích thú trước cái đẹp của các mùa, vẻ đẹp thiên nhiên. - Cháu biết thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh - Cháu biết chăm sóc cây xanh, hoa, tôn trọng mọi người xung quanh. 5/ Phát triển thẩm mỹ: - Cháu tự tạo ra bức tranh về thiên nhiên, phát triển tư duy khi cháu tự thể hiện bức tranh của mình. - Yêu quí cảnh đẹp thiên nhiên, bảo vệ và chăm sóc cây cảnh thông qua bài hát “Bé yêu biển lắm, nắng sớm, giọt mưa và em bé” - Cháu biết dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn. - Cháu yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên, lựa chọn trang phục thẩm mĩ, phù hợp với thời tiết các mùa. |
||||||
Tháng | Chủ đề | Chủ đề nhánh | Số tuần | Mục tiêu | Nội dung | ||||||
2+3 Ngày: 24/02-21/03/2025 |
Thực vật ( 4 tuần) |
Các loại rau Các loại hoa và ngày vui của mẹ và cô. Các loại quả Cây xanh và môi trường sống |
1 1 1 1 |
1. Phát triển thể chất: - Thực hiện trong một số vận động: Trườn kết hợp trèo qua ghế dài 1.5m x30cm, bật xa tối thiểu 50cm kết hợp chạy liên tục 150m không giới hạn, Bật tách khép chân qua 7 ô kết hợp tung bóng lên cao và bắt bóng, bò dích qua 7 điểm kết hợp tung và bắt bóng. - Có thói quen hành vi vệ sinh trong ăn uống - Ích lợi của các món ăn đối với con người. 2/ Phát triển nhận thức: - Gọi tên nhóm cây cối, con vật theo đặc điểm chung. - Nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật và một số hiện tượng tự nhiên. - Biết được ích lợi của cây xanh đối với đời sống con người, cháu nhận biết mùa xuân có các hoa, quả, bánh mứt. - Biết so sánh phân biệt đặc điểm giống nhau của một số loại hoa. Biết cách phân loại rau:ăn lá,ăn củ,ăn quả theo 2-3 dấu hiệu. - Cháu nhận biết số 9, thêm bớt, chia tách trong phạm vi 9. 3/ Phát triển ngôn ngữ - Biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện. “sự tích cây khoai – lang, sự tích bánh chưng, bánh dày, Hoa cúc vàng, Bác bầu bác bí” - Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp. - Hỏi lại hoặc có những biểu hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi không hiểu người khác nói. - Biết sử dụng các từ để mô tả về những điều mà trẻ quan sát được về các cây cối trong thiên nhiên,vườn trường. - Biết trả lời các câu hỏi nguyên nhân tại sao,vì sao. - Nhận biết một số chữ cái và phát âm được những âm của chữ cái trong từ chỉ tên các loài hoa, cây, rau, quả. (h, k, s, x) 4/ Phát triển thẩm mĩ: - Trẻ biết tô, vẽ, nặn, xé dán về các sảm phẩm đẹp về thế giới thiên nhiên bằng các nguyên vật liệu khác nhau. - Múa hát các bài hát về chủ đề “Vườn cây của ba, quả gì, bé đón tết sang....” - Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản. 5/ Phát triển tình cảm xã hội: - Yêu thích và có ý thức bảo vệ cây xanh,không ngắt lá,bẻ cành,không ngồi, không giẫm lên thảm cỏ. - Kính trọng yêu quý người trồng cây. - Thích chăm sóc cây cối, con vật quen thuộc; - Biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ủi, giải thích. - Dễ hoà đồng với bạn bè trong nhóm chơi. - Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi. - Thích chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, đồ dùng, đồ chơi với những người gần gũi |
1. Phát triển thể chất: - Cháu vận động nhanh nhẹn và thự hiện đúng động tác: Trườn kết hợp trèo qua ghế dài 1.5m x30cm, bật xa tối thiểu 50cm kết hợp chạy liên tục 150m không giới hạn, Bật tách khép chân qua 7 ô kết hợp tung bóng lên cao và bắt bóng, bò dích qua 7 điểm kết hợp tung và bắt bóng. - Cháu biết chế biến các món ăn từ rau xanh, chăm sóc cho cây xanh xung quanh nhà, lớp… - Cháu biết trong rau có nhiều chất sắt, chất xơ tốt cho cơ thể. 2/ Phát triển nhận thức: - Cháu biết nhóm cây gỗ, cây ăn quả, cây kiểng có các đặc điểm như nhóm cây xanh cho bóng mát, cho gỗ… - Cháu biết quan sát quá trình lớn lên của cây và giải thích được cây cần có nước, phân, ánh sáng mới phát triển tốt. - Cháu nhận biết và phân biệt các loại hoa, quả, rau trong cuộc sống hàng ngày. - Cháu nhận biết số 9, thêm bớt, chia tách trong phạm vi 9. 3/ Phát triển ngôn ngữ - Cháu biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện. Cháu biết dùng ngôn ngữ của mình kể về các loại cây, rau, hoa, quả. - Cháu biết chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp. - Cháu biết trả lời các câu hỏi nguyên nhân? tại sao? Vì sao? Về sự phát triển của cây, rau…về ngày tết. - Cháu phát âm đúng chữ cái h, k, s, x, trong các từ chỉ trong rau, hoa, quả. 4/ Phát triển thẩm mĩ: - Cháu vẽ được hoa, cây xanh, quả theo sự gợi ý của cô, cháu tạo được hoa, quả, cây xanh bằng các nguyên liệu thiên nhiên… - Cháu biết nghiêng người, nhún nhảy theo bài hát “bầu và bí, hoa trường em…” - Cháu biết kết hộp lá cây, hột hạt để tạo được bông hoa, quả mà cháu thích. 5/ Phát triển tình cảm xã hội: - Cháu biết hoa dùng để ngắm cho đẹp không ngắt lá, bẻ cành, không đi trên bãi cỏ. - Cháu biết chào thưa các cô chú chăm sóc cây cảnh. - Cháu biết cảm ơn khi người khác an ủi, biết giải thích việc mình đang làm. - Cháu biết rủ bạn cùng chơi, nhường đồ chơi cho bạn. - Cháu chủ động cùng bạn tham gia hoạt động. - Cháu thích chia sẻ cùng bạn, người thân cảm xúc, kinh nghiệm, đồ dùng đồ chơi. |
||||||
Tháng | Chủ đề | Chủ đề nhánh | Số tuần | Mục tiêu | Nội dung |
3+4 Ngày: 24/ 03 – 18/4 /2025 |
Giao thông ( 4 tuần) |
PTGT đường bộ PTGT đường thủy PTGT đường hàng không Bé và luật giao thông |
1 1 1 1 |
1/ Phát triển thể chất: - Cháu phối hợp các bộ phận cơ thể luyện tập: bật xa 40-50 cm kết hợp bò chui qua ống dài 1.5m x 0.6m, đi thay đổi hướng theo hiệu lệnh và bật qua vật cản cao 15-20cm, Chạy chậm khoảng 100-120m kết hợp Bật-nhảy từ trên cao xuống (40-50cm), Bật liên tục vào vòng. - Dạy cho trẻ nhận biết các nhóm chất có trong thực phẩm, cháu không ăn rơi vãi, ăn hết suất. - Biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm 2/ Phát triển nhận thức: - Trẻ biết gọi tên, và nêu đặt điểm đơn giản về phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy, trên không. - Trẻ khám phá tìm hiểu một số luật lệ giao thông. Nhận biết tín hiệu đèn đường, và một số biển báo đơn giản về đường bộ, đường thủy. Khi đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm. - Cháu nhận biết các khối hình học. - Cháu nhận biết chữ số 10, đếm đến 10, thêm bớt trong phạm vi 10. 3/ Phát triển ngôn ngữ: - Có một số hành vi như người đọc sách. - “Đọc” theo truyện tranh đã biết. - Biết kể chuyện theo tranh. - Cháu gọi đúng tên ,phát âm rõ các từ “ ô tô –xe máy –thuyền buồm –tàu lửa –Máy bay- và một số phương tiện khác, chữ cái p, q. - Rèn luyện cho cháu phát âm thông qua bài thơ “Giúp bà, Thuyền giấy”, bài hát, câu chuyện kể, về phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy, trên không. 4/ Phát triển tình cảm – xã hội : - Thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè. - Chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người lớn. - Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác. - Nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác - Cháu yêu quý tôn trọng người điều khiển và phục vụ trên các phương tiện giao thông đường bộ - đường thủy- trên không. - Cháu biết nhường nhịn khi tham gia giao thông. - Biết chia sẽ đồ dùng đồ chơi với bạn. 5/ Phát triển thẩm mỹ: -Trẻ tạo ra sản phẩm từ nguyên vật liệu gần gũi. - Trẻ nhận xét vẽ đẹp của một số phương tiện giao thông đường bộ- đường thủy- trên không. - Trẻ biết hát đúng giai điệu và thể hiện được tình cảm “Đi đường em nhớ, Em đi chơi thuyền, Bé phi công, Đèn giao thông” - Nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình |
1/ Phát triển thể chất: - Cháu luyện tập: - Cháu phối hợp các bộ phận cơ thể luyện tập: bật xa 40-50 cm kết hợp bò chui qua ống dài 1.5m x 0.6m, đi thay đổi hướng theo hiệu lệnh và bật qua vật cản cao 15-20cm, Chạy chậm khoảng 100-120m kết hợp Bật-nhảy từ trên cao xuống (40-50cm), Bật liên tục vào vòng. - Cháu khi ăn không làm rơi vãi thức ăn, ăn hết suất. - Cháu biết tránh xa và không làm một số việc gây nguy hiểm như ổ điện, cầu thang… 2/Phát triển nhận thức: - Cháu gọi tên đúng các loại phương tiện giao thông mà cháu biết. Cháu tìm hiểu về công dụng, đặc điểm của các loại phương tiện giao thông. - Cháu nhận biết được các luật của phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy thông qua tín hiệu đèn, biển báo. Cháu nhận biết sự an toàn khi đội nón bảo hiểm trong khi đi xe máy. - Cháu gọi đúng tên, phân biệt 2- 3 dấu hiệu của các khối hình,. - Cháu nhận biết chữ số 10, đếm đến 10, thêm bớt trong phạm vi 10. 3/ Phát triển ngôn ngữ: - Cháu có hành vi chấp hành theo hướng dẫn như ngồi thẳng lưng, không tì ngực vào bàn, không nằm sấp khi đọc sách. - Cháu biết đọc theo truyện tranh đã biết. - Cháu kể chuyện theo tranh như câu chuyện“Kiến thi an toàn giao thông” - Cháu gọi được tên gọi, phát âm được chữ cái p, q; các từ “ ô tô –xe máy –thuyền buồm –tàu lửa –Máy bay- và một số phương tiện khác. - Cháu đọc diễn cảm các bài thơ “Giúp bà, thuyền giấy”, bài hát đúng giai điệu trong chủ đề. 4/ Phát triển tình cảm –xã hội: - Cháu thể hiện sự đoàn kết, với bạn bè trong các hoạt động. - Chấp nhận sự phân công của nhóm cũng như người lớn - Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ được giao cùng người khác. - Cháu nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác. - Cháu tôn trọng cô chú làm công tác trên các phương tiện giao thông, biết được sự vất vả của cô chú phục vụ trên các phương tiện giao thông đường bộ- đường thủy- trên không. - Cháu không chen lấn, xô đẩy nhau trên các phương tiện. - Cháu biết rủ bạn cùng chơi, cùng chia sẻ đồ chơi cùng bạn. 5/ Phát triển thẩm mỹ: - Cháu vẽ, nặn, xé dán được xe, thuyền, bè. - Cháu biết mỗi loại phương tiện có các vẻ đẹp khác nhau nhưng đều phục vụ cho con người. - Cháu thể hiện bài hát trong chủ đề có giai điệu nhịp nhàng, vui vẻ, cháu tỏ ra hứng thú khi hát hay vận động: “Đi đường em nhớ, Em đi chơi thuyền, Bé phi công, Đèn giao thông”. - Cháu nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình. |
Tháng | Chủ đề | Chủ đề nhánh | Số tuần | Mục tiêu | Nội dung |
4+5 Ngày: 21/04- 2/5/2025 |
Quê hương - Đất nước Bác Hồ( 2tuần) |
Quê hương em Bác Hồ của em |
1 1 |
1/Phát triển thể chất: - Cháu vận động theo các bài tập: - Cháu nhận biết một số món ăn đặc sản quê hương. - Cháu biết ăn uống hợp vệ sinh. - Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm. 2/Phát triển nhận thức: - Kể được một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống. Biết được tên đất nước Việt Nam,tên địa danh của quê hương, Bác Hồ là ai?tên chủ tịch nước đầu tiên, thủ đô, địa danh mang tên Bác. - Tách 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của các nhóm. - Biết một số đặc trưng văn hoá của phong tục Việt Nam - Biết so sánh đặc điểm khác nhau của các khối. 3/Phát triển ngôn ngữ: - Biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói, nhận biết phát âm chữ cái « g, y » - Biết dùng các ký hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân. - Bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái - Trẻ biết sử dụng vốn từ của mình để mô tả địa danh ở quê hương. - Kể chuyện đọc thơ về một số di tích lễ hội của đất nước một cách rõ ràng(Ảnh Bác, sự tích Hồ Gươm,) 4/Phát triển thẩm mĩ: - Biết thể hiện tình cảm yêu quê hương đất nước qua các sản phẩm tạo hình, âm nhạc . - Hát múa các bài hát bái múa để thể hiện tình cảm của trẻ Nhớ ơn Bác, quê hương tươi đẹp.... 5/Phát triển tình cảm xã hội: - Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn. - Đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết. - Nhận xét được một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối với môi trường. -Yêu quý tự hào về quê hương,đất nước, Bác Hồ - Tham gia chăm sóc bảo vệ môi trường - Tích cực chuẩn bị đón mừng các sự kiện như đón ngày sinh nhật Bác |
1/ Phát triển thể chất - Cháu vận động theo các bài tập: Đi nối bàn chân tiến lùi kết hợp bật -nhảy từ trên cao xuống( 40- 45cm), chạy 18m trong khoảng 10 giây kết hợp tung và bắt bóng, - Cháu nhận biết món ăn đặc sản như: cua rang me, tôm hấp nước dừa, thịt kho tàu, phở Hà nội, hủ tiếu Nam Vang…. - Cháu hạn chế ăn thức ăn ngoài đường, ăn chín uống nước đun sôi để nguội hoặc nước lọc. - Cháu không chơi gần cầu thang, chạy giỡn trên đường phố, gần ao hồ… 2/Phát triển nhận thức: - Cháu nhận biết được các địa điểm công cộng nơi mà cháu đang sống như trường học, trạm y tế, ủy ban, đài tưởng niệm. Tên nước Việt Nam.Cháu nhận biết ngày sinh nhật Bác Hồ. Bác Hồ là chủ tịch nước đầu tiên, quê hương Bác. Thủ đô hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh - Cháu tách 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của các nhóm. - Cháu biết một số phong tục của người Việt Nam: tết cổ truyền, tết đoan ngọ, trang phục áo dài…. - Cháu so sánh được các hình khối. 3/Phát triển ngôn ngữ: - Nhận biết chữ cái g, y. Cháu biết chữ cái có tên cháu, chữ để đọc và thay cho lời nói. Khi mình không nói được. - Cháu biết đặt câu hỏi khi không hiểuữ viết có tác dụng đọc và thay thế cho lời nói. - Cháu dùng các ký hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân. - Cháu bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái. - Cháu kể về địa danh nơi cháu sinh sống. - Cháu đọc thơ “Ảnh Bác, chuyện sự tích Hồ gươm” 4/Phát triển thẩm mĩ : - Cháu thể hiện tình cảm của mình qua các sản phẩm tạo hình như vẽ hoa sen,”… - Cháu hát múa các Bài hát như “Nhớ ơn Bác, yêu Hà Nội, quê hương tươi đẹp… 5/Phát triển tình cảm xã hội: - Cháu biết chào khách khi đến lớp, tới nhà, thưa, dạ khi người lớn hỏi chuyện. - Cháu đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết. - Cháu nhận xét được một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối với môi trường - Cháu có lòng yêu quý Bác Hồ, Đất nước, làng xóm mình. - Cháu biết nhặt rác, không xả rác nơi công cộng. - Cháu hát, múa các bài hát về Bác, quê hương… |
Tháng | Chủ đề | Chủ đề nhánh | Số tuần | Mục tiêu | Nội dung |
5 Ngày: 5/05- 16/5/25 |
Trường tiểu học ( 2 tuần) |
Trường tiểu học Bé chuẩn bị vào lớp 1 |
1 1 |
/ Phát triển thể chất: - Biết kêu cứu và chạy khỏi nơi nguy hiểm - Cháu thực hiện các bài tập: Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh kết hợp với bật xa 40- 50 cm, nhảy lò cò 5m - ném xa bằng 1 tay. - Biết không ăn, uống một số thứ có hai cho sức khỏe. - Phát triển vận động, khéo léo qua đôi bàn tay khi tạo sản phẩm như: vẽ, nặn, xé dán... 2/ Phát triển nhận thức: - Trẻ ôn đếm chữ số từ 1- 10. - Cháu biết được một số môn học ở trường tiểu học. - Trẻ biết một số đồ dùng học tập của học sinh lớp một: tên gọi, đặc điểm, công dụng… - Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10; - Kể lại câu chuyện quen thuộc theo cách khác. 3/Phát triển ngôn ngữ: - Biết “viết” tên của bản thân theo cách của mình - Biết “viết” chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. - Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt. -Trò chuyện về trường tiểu học, cháu phát âm đúng chữ “v, r”, bé vào lớp một. - Cho cháu hiểu được một số từ khó trong thơ, truyện trong chủ đề. 4/ Phát triển Tình cảm- xã hội: - Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày. - Nói được khả năng và sở thích của bạn và người thân. - Chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình - Cháu có hứng thú chơi với bạn, ham thích được đi học - Cháu yêu quý ngôi trường mới của mình. 5/ Phát triển thẫm mĩ: - Cháu sử dụng thành thạo các dụng cụ, vật liệu tạo hình để tạo ra các sản phẩm vẽ, nặn, xé dán… - Hát múa “Tạm biệt búp bê” “Trường em”, Cháu vẫn nhớ về trường mầm non |
1/ Phát triển thể chất: - Cháu biết kêu cứu và chạy khỏi nơi nguy hiểm. - Cháu thực hiện đúng các động tác : Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh kết hợp với bật xa 40- 50 cm, nhảy lò cò 5m - ném xa bằng 1 tay. - Cháu không uống nhiều nước ngọt và ăn kẹo bánh lề đường… - Cháu khéo léo dùng tay tạo sản phẩm như vẽ, xé, cắt dán… 2/ Phát triển nhận thức: - Cháu ôn đếm từ 1-10. - Cháu biết trường tiểu học có các môn học như Tiếng Việt, Toán,… - Cháu nhận biết một số đồ dùng học tập ở trường tiểu học. - Cháu kể lại câu chuyện quen thuộc theo cách khác nhau. 3/Phát triển ngôn ngữ: - Cháu viết đúng theo sự hướng dẫn của cô. - Cháu biết viết từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. - Cháu nhận dạng được 29 chữ cái trong bảng tiếng Việt. - Cháu kể về trường tiểu học mà trẻ biết, cháu phát âm đúng chữ v,r, bé vào lớp một. - Cháu đọc được các chữ cái khó trong chủ đề. 4/ Phát triển Tình cảm- xã hội: - Cháu biết nhặt rác bỏ vào thùng, không khạc nhỗ nơi công cộng. - Cháu nói được khả năng và sở thích của bạn và người thân. - Cháu biết sự khác biệt của các bạn với mình. - Cháu có hứng thú cùng bạn đi học ở trường tiểu học. - Cháu biết yêu trường mới, giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 5/ Phát triển thẫm mĩ: - Cháu vẽ, nặn, xé dán sự sáng tạo về trường tiểu học. - Cháu thể hiện sự hứng thú khi thể hiện bài hát “Tạm biệt búp bê, Cháu vẫn nhớ về trường mầm non”, “Trường em” |
Người thực hiện
TKTKL
Hồ Thị Phương Thảo
DUYỆT
Phó Hiệu Trưởng