NỘI DUNG DẠY HỌC LINH HOẠT TRONG THỜI GIAN TRẺ CHƯA HỌC TRỰC TIẾP TẠI TRƯỜNG (TỪ NGÀY 03/01/2022 CHO ĐẾN KHI CÓ THÔNG BÁO MỚI))
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MẪU GIÁO LONG HẬU Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Long Hậu, ngày 04 tháng 01 năm 2021
Căn cứ Công văn số 7435/UBND-VHXH ngày 31/12/2022 V/v học tập của học sinh mầm non, Tiểu học và lớp Sáu trên địa bàn huyện kể từ ngày 03/03/2022
Căn cứ Hướng dẫn số 11/PGDĐT-MN ngày 04/01/2022 Hướng dẫn nội dung thực hiện dạy học linh hoạt đối với cấp mầm non năm học 2021-2022 trong điều kiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19;
Căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vị, Trường Mẫu giáo Long Hậu xây dựng một số nội dung day học linh hoạt trong thời gian phòng chống dịch bệnh Covid -19 thời gian từ 03 tháng 01 năm 2022 cụ thể như sau:
- Phó hiệu trưởng chủ động điều chỉnh kế hoạch giáo dục năm học 2021-2022 phù hợp với khả năng của trẻ trong lớp, lựa chọn các nội dung cần thiết phù hợp với điều kiện chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà, phù hợp với thời gian còn lại của năm học giúp trẻ đạt được kết quả mong đợi cuối độ tuổi Chương trình GDMN. Thời gian năm học 2021-2022 đối với cấp mầm non theo qui định Công văn số 2277/SGDĐT ngày 30/8/2021, dự kiến ngày kết thúc năm học chậm nhất ngày 15/6/2022.
- Đối với trẻ 3-4 tuổi: giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh đồ dùng, đồ chơi, đi vệ sinh đúng nơi quy định; làm quen cách đánh răng, lau mặt, tập rửa tay bằng xà phòng; nhận biết phía trên - phía dưới, phía trước - phía sau, bên phải - bên trái của bản thân. Đếm trên đối tượng trong phạm vi 5; nhận dạng và gọi tên các hình: tròn, vuông, tam giác, chữ nhật; nói được tên, tuổi của bản thân; hát, vận động theo ý thích khi hát, nghe các bài hát, bản nhạc quen thuộc,…
- Đối với trẻ 4-5 tuổi: dạy trẻ nói họ, tên và công việc của bố, mẹ, các thành viên trong gia đình; đếm đối tượng trong phạm vi 10; nói được các từ bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn; biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép; bỏ rác đúng nơi quy định, sau khi chơi biết cất đồ chơi; dạy trẻ biết xé, cắt theo đường thẳng, đường cong và dán thành sản phẩm có màu sắc, phối hợp các kỹ năng xếp hình để tạo thành các sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc khác nhau.
- Đối với trẻ 5-6 tuổi: hướng dẫn trẻ thực hiện được một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt; dạy trẻ nhận biết một số trường hợp không an toàn khi người lạ bế, cho kẹo bánh, thức uống và rủ đi chơi. Biết được địa chỉ nơi ở, số điện thoại gia đình, người thân và biết hỏi, gọi người lớn khi cần giúp đỡ; nói được tên, tuổi, giới tính, công việc hàng ngày của các thành viên trong gia đình; so sánh số lượng của ba nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau và nói được kết quả bằng nhau, nhiều nhất, ít nhất, nhiều hơn, ít hơn; nhận biết 29 chữ cái và 10 chữ số qua thẻ chữ cái, trẻ biết tô màu, vẽ, nặn; hướng dẫn trẻ kỹ năng cầm bút, kỹ năng ngồi đúng tư thế; dạy trẻ đọc thuộc biểu cảm bài thơ, đồng dao, ca dao (cơ sở GDMN gửi video cho cha mẹ trẻ); tô, đồ các nét chữ, sao chép một số ký hiệu, chữ cái, tên của mình; khóa vòi nước sau khi dùng, không để thừa thức ăn; trẻ biết phối hợp các kỹ năng cắt, xé dán để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối; dạy trẻ nhận biết một số đồ dùng học tập của học sinh tiểu học, biết cách đọc sách từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, từ đầu sách đến cuối sách, hướng dẫn trẻ lao động tự phục vụ, giúp đỡ cha mẹ, ông bà,…
- Giáo viên chủ nhiệm các lớp chủ động lựa chọn những nội dung phù hợp theo từng độ tuổi của trẻ, theo điều kiện thực tế của trẻ nhóm lớp mình để tổ chức quay video (Mỗi lớp ít nhất 01 video/tuần) gửi cho cha mẹ các em thông qua các kênh phù hợp như trang Web của trường hoặc thành lập nhóm trên Zalo, Viber, facebook,...nhằm hỗ trợ thực hiện tốt công tác NDCSGD trẻ tại nhà.
Ghi chú: các Video được các lớp xây dựng trước khi chuyển cho phụ huynh phải được Ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn xét duyệt.
+ Giới thiệu các trang Web, chương trình dành cho bé, dành cho phụ huynh như: mamnon.com; vas.edu.vn; VoiTV; VTV7 Kids; truyện cổ tích Việt Nam, quà tặng cuộc sống, sống để yêu thương, khoảnh khắc kỳ diệu để giáo dục tình cảm-kỹ năng xã hội cho trẻ;
+ Giới thiệu 20 Video về NDCSGD trẻ đã được Bộ GD&ĐT thẩm định. Cung cấp đường link cho phụ huynh cẩm nang hướng dẫn cho phụ huynh về NDCSGD trẻ khi trẻ ở nhà https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-mam non/Pages/Default.aspx?- ItemID =7327.
Giáo viên thường xuyên giữ mối liên lạc với phụ huynh để nắm bắt tình hình sức khỏe của trẻ; Nắm bắt tình hình hỗ trợ trẻ tại nhà và những khó khăn của phụ huynh khi thực hiện nội dung NDCSGD và có hướng giúp đỡ kịp thời nhằm hỗ trợ thực hiện tốt công tác NDCSGD trẻ tại nhà
3. Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch
4. Triển khai, thực hiện dạy học linh hoạt
học sinh và thông báo kịp thời đến cha mẹ học sinh.
TRƯỜNG MẪU GIÁO LONG HẬU Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Long Hậu, ngày 04 tháng 01 năm 2021
NỘI DUNG
Dạy học linh hoạt trong thời gian phòng chống dịch bệnh Covid-19
(Từ ngày 03 tháng 01 năm 2022)
Dạy học linh hoạt trong thời gian phòng chống dịch bệnh Covid-19
(Từ ngày 03 tháng 01 năm 2022)
Căn cứ Công văn số 7435/UBND-VHXH ngày 31/12/2022 V/v học tập của học sinh mầm non, Tiểu học và lớp Sáu trên địa bàn huyện kể từ ngày 03/03/2022
Căn cứ Hướng dẫn số 11/PGDĐT-MN ngày 04/01/2022 Hướng dẫn nội dung thực hiện dạy học linh hoạt đối với cấp mầm non năm học 2021-2022 trong điều kiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19;
Căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vị, Trường Mẫu giáo Long Hậu xây dựng một số nội dung day học linh hoạt trong thời gian phòng chống dịch bệnh Covid -19 thời gian từ 03 tháng 01 năm 2022 cụ thể như sau:
1. Thời gian học tập
- Tạm thời trẻ chưa đến trường; giáo viên tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ và cộng đồng tăng cường công tác tuyên truyền để chăm sóc, giáo dục trẻ em trong điều kiện tốt nhất nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong từng độ tuổi.- Phó hiệu trưởng chủ động điều chỉnh kế hoạch giáo dục năm học 2021-2022 phù hợp với khả năng của trẻ trong lớp, lựa chọn các nội dung cần thiết phù hợp với điều kiện chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà, phù hợp với thời gian còn lại của năm học giúp trẻ đạt được kết quả mong đợi cuối độ tuổi Chương trình GDMN. Thời gian năm học 2021-2022 đối với cấp mầm non theo qui định Công văn số 2277/SGDĐT ngày 30/8/2021, dự kiến ngày kết thúc năm học chậm nhất ngày 15/6/2022.
2. Việc thực hiện chương trình, nội dung và hình thức dạy học linh hoạt
- Trường tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền để phụ huynh hiểu một số yêu cầu trong chương trình GDMN được thể hiện thông qua các lĩnh vực thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm, kỹ năng xã hội của từng độ tuổi; phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để hướng dẫn phụ huynh cách thức chăm sóc, giáo dục trẻ em trong điều kiện tốt nhất; trong đó chú ý các nội dung trọng tâm sau:- Đối với trẻ 3-4 tuổi: giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh đồ dùng, đồ chơi, đi vệ sinh đúng nơi quy định; làm quen cách đánh răng, lau mặt, tập rửa tay bằng xà phòng; nhận biết phía trên - phía dưới, phía trước - phía sau, bên phải - bên trái của bản thân. Đếm trên đối tượng trong phạm vi 5; nhận dạng và gọi tên các hình: tròn, vuông, tam giác, chữ nhật; nói được tên, tuổi của bản thân; hát, vận động theo ý thích khi hát, nghe các bài hát, bản nhạc quen thuộc,…
- Đối với trẻ 4-5 tuổi: dạy trẻ nói họ, tên và công việc của bố, mẹ, các thành viên trong gia đình; đếm đối tượng trong phạm vi 10; nói được các từ bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn; biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép; bỏ rác đúng nơi quy định, sau khi chơi biết cất đồ chơi; dạy trẻ biết xé, cắt theo đường thẳng, đường cong và dán thành sản phẩm có màu sắc, phối hợp các kỹ năng xếp hình để tạo thành các sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc khác nhau.
- Đối với trẻ 5-6 tuổi: hướng dẫn trẻ thực hiện được một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt; dạy trẻ nhận biết một số trường hợp không an toàn khi người lạ bế, cho kẹo bánh, thức uống và rủ đi chơi. Biết được địa chỉ nơi ở, số điện thoại gia đình, người thân và biết hỏi, gọi người lớn khi cần giúp đỡ; nói được tên, tuổi, giới tính, công việc hàng ngày của các thành viên trong gia đình; so sánh số lượng của ba nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau và nói được kết quả bằng nhau, nhiều nhất, ít nhất, nhiều hơn, ít hơn; nhận biết 29 chữ cái và 10 chữ số qua thẻ chữ cái, trẻ biết tô màu, vẽ, nặn; hướng dẫn trẻ kỹ năng cầm bút, kỹ năng ngồi đúng tư thế; dạy trẻ đọc thuộc biểu cảm bài thơ, đồng dao, ca dao (cơ sở GDMN gửi video cho cha mẹ trẻ); tô, đồ các nét chữ, sao chép một số ký hiệu, chữ cái, tên của mình; khóa vòi nước sau khi dùng, không để thừa thức ăn; trẻ biết phối hợp các kỹ năng cắt, xé dán để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối; dạy trẻ nhận biết một số đồ dùng học tập của học sinh tiểu học, biết cách đọc sách từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, từ đầu sách đến cuối sách, hướng dẫn trẻ lao động tự phục vụ, giúp đỡ cha mẹ, ông bà,…
- Giáo viên chủ nhiệm các lớp chủ động lựa chọn những nội dung phù hợp theo từng độ tuổi của trẻ, theo điều kiện thực tế của trẻ nhóm lớp mình để tổ chức quay video (Mỗi lớp ít nhất 01 video/tuần) gửi cho cha mẹ các em thông qua các kênh phù hợp như trang Web của trường hoặc thành lập nhóm trên Zalo, Viber, facebook,...nhằm hỗ trợ thực hiện tốt công tác NDCSGD trẻ tại nhà.
Ghi chú: các Video được các lớp xây dựng trước khi chuyển cho phụ huynh phải được Ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn xét duyệt.
- Tuyên truyền và giới thiệu các nguồn, kênh thông tin phù hợp qua trang Web của trường hoặc thành lập nhóm trên Zalo, Viber, facebook,...để để phụ huynh quan tâm theo dõi và hỗ trợ trẻ tại nhà nhằm thực hiện tốt công tác NDCSGD, các kênh thông tin như:
+ Giới thiệu các trang Web, chương trình dành cho bé, dành cho phụ huynh như: mamnon.com; vas.edu.vn; VoiTV; VTV7 Kids; truyện cổ tích Việt Nam, quà tặng cuộc sống, sống để yêu thương, khoảnh khắc kỳ diệu để giáo dục tình cảm-kỹ năng xã hội cho trẻ;
+ Giới thiệu 20 Video về NDCSGD trẻ đã được Bộ GD&ĐT thẩm định. Cung cấp đường link cho phụ huynh cẩm nang hướng dẫn cho phụ huynh về NDCSGD trẻ khi trẻ ở nhà https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-mam non/Pages/Default.aspx?- ItemID =7327.
Giáo viên thường xuyên giữ mối liên lạc với phụ huynh để nắm bắt tình hình sức khỏe của trẻ; Nắm bắt tình hình hỗ trợ trẻ tại nhà và những khó khăn của phụ huynh khi thực hiện nội dung NDCSGD và có hướng giúp đỡ kịp thời nhằm hỗ trợ thực hiện tốt công tác NDCSGD trẻ tại nhà
3. Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch
- Hiệu trưởng phối hợp với các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương tuyên truyền về công tác phòng chống dịch Covid-19, tổ chức hoạt động dạy học trong tình hình mới. Kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những thông tin sai lệch gây tâm lý hoang mang trong đội ngũ giáo viên, nhân viên.
- Tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh việc tiêm vắc xin phòng, chống Covid-19, đảm bảo 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh được tiêm ngừa theo kế hoạch.
- Hiệu trưởng chủ động xây dựng Phương án phòng chống dịch bệnh (có phê duyệt của UBND xã) trước khi học sinh trở lại trường.
- Theo dõi, tổng hợp tình hình dịch bệnh trong đội ngũ CQQL, GV, NV, HS, kịp thời báo cáo lãnh đạo theo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu.
- Trang bị đầy đủ các dụng cụ, trang phục phòng, chống dịch từ các nguồn
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về phòng,
4. Triển khai, thực hiện dạy học linh hoạt
- Tổ chức họp trực tuyến với cha mẹ học sinh để phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ nhằm hướng dẫn cha mẹ trẻ cách thức chăm sóc, giáo dục trẻ em trong điều kiện trẻ chưa đến trường.
- Tiếp tục tổ chức hướng dẫn giáo viên xây dựng, sử dụng tài liệu, học liệu trực tuyến hướng dẫn phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Tiếp tục tuyên truyền giới thiệu các kênh nêu trên đến phụ huynh và chuyển tải các Video được các lớp xây dựng theo từng chủ đề trong tháng để hướng dẫn phụ huynh thực hiện hỗ trợ công tác NDCSGD trẻ tại nhà khi trẻ chưa đến học trực tiếp tại trường.
- Tăng cường việc theo dõi, hướng dẫn, nhắc nhở giáo viên để nắm được tình hình phụ huynh thực hiện hỗ trợ công tác công tác NDCSGD trẻ tại nhà để có phương án hỗ trợ phụ huynh một cách kịp thời nhằm giúp Phụ huynh hỗ trợ tốt công tác NDCSGD trẻ tại nhà .
- Phối hợp với truyền thông của địa phương, thông tin đến phụ huynh thời gian học tập trực tiếp của trẻ để tạo sự thống nhất và đồng thuận trước khi tổ chức thực hiện.
học sinh và thông báo kịp thời đến cha mẹ học sinh.
- Thường xuyên theo dõi, nắm bắt kịp thời tình hình diễn biến dịch bệnh để có sự tham mưu với lãnh đạo địa phương trong việc đề xuất cho học sinh học trực tiếp; có kế hoạch chuẩn bị các điều kiện về CSVC trường lớp, phương tiện, thiết bị dạy học… sẵn sàng đón các em trở lại trường khi dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng thuận lợi khi được sự cho phép của UBND huyện.
Nơi nhận: - Tổ chuyên môn, GV (thực hiện); - Lưu: VT./. |
HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thị Thúy Diệu |