KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NĂM HỌC 2021 - 2022

   PHÒNG GD&ĐT CẦN GIUỘC                                                                    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MẪU GIÁO LONG HẬU                                                                            Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
                                                                                         
     Số: 133/KH-MGLH                                                                                                          Long Hậu, ngày 29  tháng 09  năm 2021
 
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
NĂM HỌC 2021 - 2022
 
Căn cứ Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 13/4/2021, hợp nhất về Chương trình GDMN theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009, thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016; Thông tư số 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Căn cứ vào kế hoạch số 1236 /PGDĐT-MN  ngày 11  tháng 8 năm 2021 của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Cần Giuộc về việc Hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục mầm non  năm học 2021 - 2022.
Căn cứ Quyết định số 8138/QĐ-UBND, ngày 13/8/2021 của UBND tỉnh Long An, Quyết định ban hành kế hoạch thời gian năm học 2021 – 2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Long An;
Căn cứ vào công văn số 1352 /HD-PGDĐT ngày 15  tháng 9 năm 2021 của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Cần Giuộc V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2021-2022
Căn cứ vào công văn số 1359 /GDĐT-TH  ngày 15  tháng 9 năm 2021 của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Cần Giuộc V/v chuẩn bị các điều kiện để tựu trường và khai giảng năm học mới 2021-2022
Căn cứ KH số 1411/KH-PGDĐT ngày 27/09/2021, KH tổ chức dạy và học năm học 2021-2022 trong điều kiện phòng chống dịch bệnh Covid-19
Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, Trường Mẫu giáo Long Hậu xây dựng kế hoạch giáo dục năm học 2021 - 2022 như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA NHÀ TRƯỜNG
1. Đội ngũ CB-GV-NV:
- Tổng số CB-GV-NV: 24 (biên chế: 18 ; hợp đồng: 06). Trong đó:
▪ CBQL: 02
▪ Giáo viên: 14
▪ Nhân viên: 08 (Biên chế: 01 Y tế; 01 kế toán; hợp đồng: 02 bảo vệ; 04 cấp dưỡng)
- Trình độ đào tạo CB-GV-NV:
▪ CBQL: Trên chuẩn 02/02 (100%);
▪ GV: đạt chuẩn: 06/14; trên chuẩn: 08/14 đạt 57,1%
▪ Nhân viên: đạt chuẩn 02/07
2. Tình hình học sinh:
- Tổng số học sinh: 205 trẻ/07 lớp. Trong đó:
▪ Lớp mầm: 25 trẻ 01 lớp (01 lớp bán trú)
▪ Lớp chồi: 60 trẻ 02 lớp (02 lớp bán trú)
▪ Lớp lá: 120 trẻ/04 lớp (04 lớp học bán trú)
3. Số điểm trường: 01 điểm
- Số phòng học: 07; trong đó phòng kiên cố 07;
II. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương đầu tư  cơ sở vật chất, phòng học khang trang, có đầy đủ thiết bị dạy học. Đáp ứng đủ nhu cầu học tập cho trẻ trong trường.
- Chương trình GDMN mang tính chất gợi mở, tạo điều kiện cho trẻ phát triển tư duy, tính tích cực và sự sáng tạo của trẻ. Giáo viên dựa vào nhu cầu, sự hứng thú  chọn lựa hoạt động phù hợp với thực tế của lớp.
- Đội ngũ giáo viên trong nhà trường ngày càng được nâng cao hơn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, yêu nghề mến trẻ.
          - Môi trường sư phạm đảm bảo thông thoáng, sạch đẹp.
2. Khó khăn:
- Đồ dùng đồ chơi các phòng chức năng còn ít chưa đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động của trẻ.
- Một vài giáo viên lớn tuổi chưa linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ.
III. MỤC TIÊU NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC, GIÁO DỤC
1. Mục tiêu chung
1.1. Lĩnh vực phát triển thể chất
- Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.
- Có một số tố chất vận động: nhanh nhẹn, mạnh mẽ, khéo léo và bền bỉ
- Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế.
- Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian.
- Có kỹ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay.
- Có một số hiểu biết về thực phẩm và lợi ích của việc ăn uống đối với sức khỏe.
- Có một số thói quen, kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe và đảm bảo sự an toàn của bản thân.
1.2. Lĩnh vực phát triển nhận thức
- Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi các sự vật, hiện tượng xung quanh.
- Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định.
- Có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau.
- Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng các cách khác nhau (bằng hành động, hình ảnh, lời nói …) với ngôn ngữ nói là chủ yếu.
- Có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm sơ đẳng về toán.
1.3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
- Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày.
- Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…).
- Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hàng ngày.
- Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện.
- Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi.
- Có một số kỹ năng ban đầu về việc đọc và viết.
1.4. Lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
- Có ý thức về bản thân.
- Có khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh.
- Có một số phẩm chất cá nhân: mạnh dạn, tự tin, tự lực.
- Có một số kỹ năng sống: tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia sẻ.
- Thể hiện một số quy tắc, quy định trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi.
1.5. Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
- Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật.
- Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình.
- Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật; có ý thức giữ gìn và bảo vệ cái đẹp.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Về học sinh:
- 100% trẻ được cung cấp đảm bảo đủ năng lượng một ngày cho trẻ tại trường, thực hiện tính khẩu phần dinh dưỡng của trẻ bằng phần mềm Nutrikids.
- Duy trì sĩ số đến cuối năm đạt tỉ lệ 100%.
- Tỉ lệ chuyên cần, bé ngoan: Trẻ 3-4 tuổi và 4-5 tuổi: chuyên cần: 92%; bé ngoan: 90%;  trẻ 5 tuổi: chuyên cần: 95%; bé ngoan: 90%
- 100% CB-GV-NV thực hiện tốt kế hoạch đề ra.
- 100% đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, trẻ được theo dõi bằng biểu đồ phát triển, cân đo hàng quý.
- 100% trẻ được theo dõi khám sức khoẻ 2 lần/ năm. Giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ thấp còi đến cuối năm khoảng dưới 1-2 % so với đầu năm.
- 100% các lớp có nước sạch cho trẻ dùng, trẻ có đủ đồ dùng vệ sinh cá nhân.
- 100% GV, NV được khám sức khỏe một lần/ năm
- 100 % trẻ được ăn bán trú.
* Chất lượng các lĩnh vực:
+ Lĩnh vực phát triển thể chất: Phấn đấu 95 – 98% trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cân nặng và chiều cao phát triển phù hợp theo tuổi. Thực hiện được các vận động cơ bản theo độ tuổi…
+ Lĩnh vực phát triển nhận thức: Phấn đấu 95 – 98% trẻ ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá hiện tượng, sự vật xung quanh. Có khả năng quan sát, ghi nhớ, phán đoán, phát hiện và giải quyết các vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau. Có khả năng diễn đạt bằng các cách khác nhau (hành động, bằng lời nói, hình ảnh…).
+ Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:  Phấn đấu 95 - 98% trẻ có khả năng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hàng ngày. Có khả năng diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau. Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của thơ ca và ngữ điệu của lời nói, câu chuyện. Với trẻ mẫu giáo có một số kỹ năng ban đầu về việc đọc, viết, trẻ tự tin trong giao tiếp và từng bước thực hiện nhân rộng mô hình cho trẻ MG làm quen với Tiếng anh qua phần mềm.
Lĩnh vực phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ: Phấn đấu 95 – 98% trẻ có ý thức về bản thân, mạnh dạn trong giao tiếp. Có khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh. Có một số phẩm chất cá nhân, kỹ năng sống và thực hiện một số quy tắc, quy định ở gia đình, trường lớp, cộng đồng gần gũi.
+ Thích nghe hát, vận động theo nhạc, vẽ, xé dán, xếp hình. Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp và thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình.
- 100% trẻ biết lễ phép với mọi người, trẻ biết giao tiếp, ứng xử với bạn bè, cô giáo và mọi người qua lời nói, cử chỉ. Dạy trẻ biết lễ phép với người lớn, xưng hô đúng chuẩn mực.
- 90 - 95% trẻ nắm được các kỹ năng: vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, kỹ năng sống,…
- 100% lớp 5 tuổi thực hiện tốt bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi tạo nền tảng vững chắc cho trẻ bước vào lớp 1, hoàn thành chương trình GDMN.
- 100% trẻ đến lớp có đủ đồ dùng cá nhân, đồ chơi, thiết bị giáo dục tối thiểu.
2.2. Về giáo viên:
- 100 % Giáo viên thực hiện tốt công tác quản lý đối với trẻ.
- 100% trường, lớp có góc trao đổi với cha mẹ học sinh và theo dõi trẻ thường xuyên phối kết hợp với cha mẹ trẻ qua sổ bé ngoan của từng tuần, hàng tháng. Tuyên truyền các bậc phụ huynh thường xuyên tổ chức cho con em tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần để phòng chống suy dinh dưỡng.
- 100% Giáo viên biết tạo môi trường trong và ngoài lớp học sạch đẹp, trang trí nổi bật chủ đề, lớp có cây xanh, sắp xếp ĐDĐC hợp lý, khoa học. Tạo được môi trường cho trẻ tích cực hoạt động.
- 100 % Giáo viên thực hiện tốt công tác dinh dưỡng, giáo dục trẻ, giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung, và vệ sinh trong ăn uống đồng thời biết được các nhóm dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- 100% Giáo viên thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống dịch bênh Covid -19
- 100% Giáo viên có đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo Công văn số 97/SGDĐT-GDMN ngày 15/01/2014 quy định.
+  100% Giáo viên phải có giáo án, đồ dùng dạy học đầy đủ trước khi lên lớp. Giáo án phải có duyệt đầy đủ của Tổ trưởng chuyên môn và cuối tháng PHT duyệt.
+ 100% Giáo viên thực hiện tốt đổi mới phương pháp giáo dục mầm non theo quan điểm “xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Phát huy sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp giáo dục: Thiết kế bài dạy nhẹ nhàng, phù hợp với nhận thức của trẻ theo từng độ tuổi. Lựa chọn nội dung lồng ghép phù hợp với từng chủ đề, từng hoạt động, thu hút sự tham gia tích cực của trẻ, chú ý đến tác phong, thái độ, cử chỉ của cô đối với trẻ. Tăng cường các hoạt động vui chơi, trải nghiệm, khám phá cho trẻ.
+ 100% Giáo viên có kế hoạch giảng dạy mỗi chủ đề trước 1 tuần gửi về văn phòng nhà trường phê duyệt, công khai tại lớp và thực hiện đúng theo lịch.
- 100% Giáo viên soạn giáo án bằng vi tính, biết khai thác CNTT và có 100% giáo viên biết UDCNTT trong giờ dạy.
+ 100% giáo viên phải tự làm ĐDĐC và sưu tầm phế liệu làm ĐDĐC theo chủ đề và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi, học liệu cho cô và trẻ.
- 100% Giáo viên thực hiện đúng quy chế chuyên môn.
- 100% Giáo viên được dự giờ, thao giảng theo kế hoạch.
- 100% giáo viên hoàn thành chương trình bồi dưỡng thường xuyên, phấn đấu loại khá giỏi đạt trên 20%.
III. THỜI GIAN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Thời gian chung cả năm học: 35 tuần
Học kỳ 1: từ ngày 4/10/2021 đến 11/02/2022
Học kỳ 2: từ ngày 14/02/2022 đến 10/6/2022
Nghỉ tết nguyên đán: từ ngày 28/01/2022 đến 06/02/2022
2. Thời gian theo chủ đề:
  1. Khối mầm:
STT CHỦ ĐỀ SỐ TUẦN NGÀY THỰC HIỆN GHI CHÚ
01 Trường mầm non 03 4/10 –22/10/2021  
02 Bản thân 03 25/10- 12/11/2021  
03 Gia đình 03 15/11 – 03/12/2021  
04 Ngành nghề 05 06/12 – 07/01/2021  
05 Hiện tượng thời tiết 02 10/01 -21 /01/2022  
06 Tết –Mùa xuân 02 24/01 –11/2/2021 Kết thúc HKI
  Nghỉ tết Nguyên Đán 0 28/01 – 06/02/2022  
07 Thế giới thực vật 04 14/02 – 11/03/2022  
08 Thế giới động vật 05 14/03  -   15/04/2022  
09 Phương tiện và luật lệ giao thông 04 18/04 – 13/05/2022  
10 Quê hương- Bác Hồ 04 16/05 – 10/06/2022  
 
b. Khối chồi
 
STT CHỦ ĐỀ SỐ TUẦN NGÀY THỰC HIỆN GHI CHÚ
01 Trường mầm non 03 4/10 –22/10/2021  
02 Bản thân 03 25/10- 12/11/2021  
03 Gia đình 03 15/11 – 03/12/2021  
04 Ngành nghề 05 06/12 – 07/01/2021  
05 Hiện tượng thời tiết 02 10/01 -21 /01/2022  
06 Tết –Mùa xuân 02 24/01 –11/2/2021 Kết thúc HKI
  Nghỉ tết Nguyên Đán 0 28/01 – 06/02/2022  
07 Thế giới thực vật 04 14/02 – 11/03/2022  
08 Thế giới động vật 05 14/03  -   15/04/2022  
09 Phương tiện và luật lệ giao thông 04 18/04 – 13/05/2022  
10 Quê hương- Bác Hồ 04 16/05 – 10/06/2022  
 
  1. Khối lá:
 
STT CHỦ ĐỀ SỐ TUẦN NGÀY THỰC HIỆN GHI CHÚ
01 Trường mầm non 03 04/10– 22/10/2021  
02 Giao thông 04 25/10 – 19/11/2021  
03 Bản thân 02 22/11- 03/12/2021  
04 Gia đình 02 06/12 – 17/12/2021  
05 Ngành nghề 05 20/12 – 21/01/2022  
06 Tết –Mùa xuân 02 24/01 – 11/02/2022 Kết thúc HKI
  Nghỉ tết Nguyên Đán 0 28/01 – 06/02/2022  
07 Thế giới thực vật 04 14/02 – 11/03/2022  
08 Thế giới động vật 05 14/03 – 15/04/2022  
09 Hiện tượng thời tiết 02 18/04– 29/04/2022  
10 Quê hương thủ đô Bác Hồ 04 02/05 – 27/05/2022  
11 Trường tiểu học 02 30/05 – 10/06/2022  
 
V. NỘI DUNG, HÌNH THỨC TỔ CHỨC
* Nội dung:
1. Giảng dạy trực tiếp tại trường:
Trẻ đạt được các mục tiêu từng độ tuổi (Bảng mục tiêu từng độ tuổi đính kèm)
2. Không giảng dạy trực tiếp: Trường không tổ chức dạy trực tuyến cho trẻ mà chỉ thực hiện việc hỗ trợ hướng dẫn cha mẹ chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng trẻ ở nhà, chọn mục tiêu cốt lõi cần đạt theo từng độ tuổi để thực hiện thông qua hình thức dạy trực tuyến qua zalo nhóm
- Lựa chọn nội dung cốt lõi từng độ tuổi để truyền tải đến học sinh nhằm đạt mục tiêu.
- Phân công giáo viên nắm bắt tình hình sức khỏe học sinh tại nhà.
- Giới thiệu kênh thông tin cho phụ huynh nắm bắt tình hình, theo dõi từ phụ huynh giúp đỡ kịp thời đối với phụ huynh khó khăn.
- Xây dựng các video tuyên truyền (BGH, TKCM duyệt nội dung) trước khi chuyển đến phụ huynh học sinh
* Hình thức tổ chức:
1. Quản lý chỉ đạo về công tác chuyên môn:
- Tích cực tham mưu lãnh đạo trường tạo điều kiện những giáo viên chưa đạt chuẩn, chưa đầy đủ chứng chỉ tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch giáo dục theo Chương trình GDMN sau sửa đổi theo Thông tư số 51/2020/TT-BGDĐT và văn bản hợp nhất 01/VBHN-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 13/4/2021 đến toàn thể giáo viên.
- Chỉ đạo cho giáo viên từng khối lớp xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch giáo dục từng chủ đề phù hợp với tình hình thực tế trẻ của lớp mình phụ trách.
- Giám sát giáo viên lựa chọn các nội dung phù hợp, phân bố vào trong các chủ đề trong năm học, hướng dẫn trẻ sử dụng các thiết bị giáo dục thể chất: vòng, gậy, nơ, cổng chui, thang leo, ghế băng...vào giảng dạy.
- Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, giúp trẻ có thêm điều kiện để trải nghiệm và tìm hiểu môi trường xung quanh. Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào việc xây dựng môi trường GDMN đạt tiêu chuẩn: xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện.
- Bố trí sắp xếp lớp cho giáo viên có khả năng khác nhau trong chuyên môn để hỗ trợ và giúp đỡ nhau cùng nâng cao tay nghề.
- Giám sát chặt chẽ giáo viên thực hiện chế độ sinh hoạt trong ngày của cô và trẻ: Thực hiện đầy đủ, đúng giờ các hoạt động trong ngày của trẻ thông qua quản lý lịch báo giảng, thăm lớp.
- Phát động, tổ chức, tham gia các phong trào thi đua giờ dạy tốt, làm đồ dùng dạy học, thi giáo viên dạy giỏi để hỗ trợ tốt cho công tác giảng dạy và bồi dưỡng cho giáo viên:
- Tạo điều kiện để giáo viên lựa chọn nội dung giảng dạy, linh hoạt trong việc sử dụng phương pháp tổ chức các hoạt động trong từng lĩnh vực: Phát triển thể chất, Nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm kĩ năng xã hội, thẩm mĩ tạo cơ hội giúp trẻ được quan sát trải nghiệm, khám phá theo nhiều cách khác nhau.
- Yêu cầu giáo viên không dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ, đảm bảo chuẩn bị tốt các kỹ năng cần thiết cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1.
- Thực hiện đánh giá đúng năng lực của giáo viên, phân công giao việc phù hợp.
- Tổ chức hội giảng, thao giảng kịp thời rút kinh nghiệm cho giáo viên
2. Đánh giá sự phát triển của trẻ:
- Đánh giá sự phát triển của trẻ: bao gồm đánh giá trẻ hằng ngày và đánh giá trẻ theo giai đoạn (cuối chủ đề, đánh giá trẻ cuối độ) tuổi nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ, làm cơ sở cho việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch giáo dục. Trong đánh giá phải có sự phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá; coi trọng đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ, đánh giá trẻ thường xuyên qua quan sát hoạt động hằng ngày.
- Thực hiện lưu trữ minh chứng trong quá trình đánh giá vào hồ sơ cá nhân trẻ
- Xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra kết quả đánh giá trẻ của giáo viên các lớp .
3. Kiểm tra, đánh giá giáo viên
- Kiểm tra duyệt kế hoạch giáo dục, kế hoạch từng chủ đề; kế hoạch tuần, giáo án của các khối lớp theo chủ đề.
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động hàng ngày cũng như nề nếp học sinh, trang trí lớp, đồ dùng đồ chơi.
- Tăng cường kiểm tra, dự giờ, thăm lớp mỗi giáo viên ít nhất 1 lần/ tháng; kiểm tra chuyên đề mỗi giáo viên 2 lần/năm, toàn diện 30% tổng số giáo viên
- Kiểm tra, duyệt hồ sơ sổ sách của giáo viên hàng tháng
- Kiểm tra hồ sơ trẻ 2 lần/ năm
- Xây dựng kế hoạch dự giờ, thao giảng tại trường.
+ Tăng cường dự giờ GV mới, nhóm lớp điểm, GV có năng lực chuyên môn còn hạn chế.
+ Việc dự giờ sau mỗi buổi đều có góp ý, thống nhất về chuyên môn, tổ chức rút kinh nghiệm cho giáo viên để giúp giáo viên về chuyên môn.
- Tổ chuyên môn: kiểm tra hồ sơ của giáo viên trong tổ ít nhất 1 lần/tháng
- Phân công tổ khối trưởng thực hiện giám sát, kiểm tra các hoạt động giảng dạy của các giáo viên trong khối, kịp thời nhắc nhở để giáo viên điều chỉnh trong việc tỏ chức các hoạt động.
- Thường xuyên kiểm tra giáo viên trong công tác soan giảng, xây dựng môi trường giáo dục, công tác đánh giá trẻ, việc làm đồ dùng đồ chơi phục vụ các chủ điểm.
- Thực hiện đánh giá giáo viên theo tháng bằng thang điểm, đánh giá theo học kì, đánh giá cuối năm.
- Đánh giá đúng khả năng, năng lực cuả giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.
- Khảo sát đánh giá trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. Kiểm tra các minh chứng để đánh giá trẻ.
4. Xây dựng bồi dưỡng đội ngũ
- Tổ chức cho giáo viên tham dự đầy đủ các lớp tập huấn do Sở, Phòng GD tổ chức.
- Triển khai kế hoạch giáo dục năm học đến các lớp theo độ tuổi.
- Xây dựng kế hoạch thực hiên các chuyên đề.
- Tổ chức thao giảng hàng tháng nhằm xây dựng tiết dạy hoàn chỉnh và rút kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn để giáo viên nâng cao tay nghề.
- Tổ chức các hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp trường; trang trí lớp đẹp, sáng tạo; thi làm đồ dùng, đồ chơi;
- Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo định kỳ 1lần/tháng.
- Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn, thay đổi về nội dung, hình thức sinh hoạt để có hiệu quả cao; đánh giá những việc đã thực hiện và những việc chưa thực hiện được của tháng; thảo luận những vấn đề mới nảy sinh và khắc phục hạn chế còn tồn tại.
- Thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn giáo viên trao đổi những kinh nghiệm sáng kiến trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- BGH xây dựng kế hoạch thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên năm học 2021-2022.
- Phối hợp chỉ đạo giáo viên bám sát kế hoạch của nhà trường để xây dựng kế hoạch BDTX phù hợp nhu cầu các nhân; vận dụng tốt kiến thức BDTX vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Khuyến khích giáo viên nâng cao trình đô chuyên môn
- CBGVNV biết khai thác hiệu quả các trang thiết bị CNTT được trang cấp, khai thác kho bài giảng giáo án điện tử từ nguồn internet, khai thác các phần mềm hiện có như Kissmast, các phần mềm hỗ trợ giảng dạy góp phần đổi mới phương pháp dạy và học trong trường mầm non…
5. Xây dựng môi trường giáo dục
- Tăng cường việc bảo quản, sử dụng có hiệu quả tài sản hiện có.
- Huy động phụ huynh chung tay góp sức cùng nhà trường tạo cảnh quan môi trường và các góc chơi ngoài trời cho trẻ được tham gia trải nghiệm, hoạt động.
- Phối hợp phụ huynh, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ xã giúp ngày công để dọn cỏ trồng hoa, khai thông cống rãnh để sân vườn sạch đẹp.
- Phát động phong trào thi đua cho GV toàn trường tạo môi trường, cảnh quan trong và ngoài lớp, kích thích trẻ tham gia hoạt động.
- Thường xuyên thay đổi góc chơi, đồ dùng ở các góc…trong các nhóm, lớp.
- Khai thác và sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phục vụ quá trình giáo dục trẻ.
- Các nhóm lớp tập trung cải tạo trang trí sảnh, hành lang, trang trí tạo môi trường tại các nhóm lớp, góc thiên nhiên đảm bảo đầy đủ các yêu tố như tranh ảnh, chữ viết, đồ chơi và chú ý đến việc trẻ được thực hành trải nghiệm trong các khu vực chơi, đảm bảo đúng chủ đề, đúng nội dung hình ảnh, màu sắc rõ nét, đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia hoạt động. 
- Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Giáo viên gần gũi cùng tham gia với trẻ, biết khai thác, tận dụng các cơ hội, tình huống thực tế, những thứ có sẵn trong môi trường lớp học và thiên nhiên để dạy cho trẻ, học theo nhu cầu khả năng, không gò bó, ép buộc trẻ.Tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, khám phá, kích thích trẻ phát triển tư duy.
- Hiểu đúng và thực hiện tốt: Bức tường mở, đảm bảo: Xây dựng môi trường giáo dục Xanh - Sạch - Đẹp -Thân thiện, gần gũi, sáng tạo đảm bảo tính sư phạm theo hướng mở, an tòan thân thiện.
6. Phát động phong trào thi đua
- Tổ chức nghiêm túc các hội thi cấp trường, tạo không khí thi đua trong các hoạt động của cô, của trẻ góp phần nâng cao chất lượng thực hiện chương trình của giáo viên:
+ Hội thi GV dạy giỏi cấp trường.
+ Hội thi làm đồ dùng đồ chơi
+ Hội thi tiết dạy tốt.
+ Hội thi bé vẽ tranh cấp trường
+ Hội thi tiếng hát tuổi mầm non cấp trường
- Vào đầu năm học, động viên khuyên khích 100% giáo viên đăng ký các danh hiệu thi đua
- Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch năm học và công tác trọng tâm trong từng tháng triển khai thực hiện, thanh tra kiểm tra, đánh giá nhận xét và nêu gương, xếp loại kịp thời. Biểu dương những CBGV có thành tích nổi trội để làm gương tốt và nhân điển hình để mọi người làm theo.
- Tham mưu với nhà trường và Công đoàn có kinh phí khen thưởng kịp thời cho CBGV đạt thành tích cao trong năm học.
7. Công tác tham mưu
- Nhà trường kịp thời tham mưu với Phòng Giáo dục và Đào tạo nhằm trang bị cơ sở vật chất trang thiết bị, thực hiện bổ sung kịp thời cho các lớp nhằm thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Kịp thời tham mưu với Phòng giáo dục, chỉ đạo thực hiện chuyên môn đúng theo quy định hiện hành.
- Có kế hoạch tham mưu với Đảng ủy, chính quyền địa phương, Y tế xã để thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong điều kiện trẻ đến trường học
- Tham mưu, tuyên truyền với UBND xã, các ban ngành đoàn thể ủng hộ về ngày công, kinh phí để tạo môi trường nhóm lớp xanh, sạch, đẹp, thân thiện.
8. Tuyên truyền, phối hợp
- Nhà trường đã tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức, như thông qua các cuộc họp phụ huynh, giờ đón và trả trẻ, góc tuyên truyền “Bố mẹ cần biết” của trường và các lớp, sổ bé ngoan, hòm thư góp ý vv... Để tuyên truyền cho cha mẹ về kiến thức chăm sóc sức khỏe trong mùa dịch, vệ sinh phòng dịch bệnh nhất là dịch Covid-19, VSATTP, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ….
- Tổ chức họp PHHS trực tuyến qua zalo nhóm lớp để tuyên truyền công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ; kiến thức vệ sinh phòng dịch bệnh nhất là dịch bệnh Covid-19, VSATTP, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Đồng thời, thống nhất các nội dung đầu năm như: nội qui, tiền ăn bán trú, công ty cung cấp thực phẩm, học phẩm của trẻ,….
- Tích cực phối hợp với Cơ quan ban ngành,  Hội, Đoàn chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi...
- Phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dạy con khoa học cho cha mẹ trẻ và cộng đồng; tuyên truyền về công tác phòng chống dịch bệnh, phòng các bệnh thường gặp, tuyên truyền việc thực hiện đánh giá theo bộ chuẩn, tuyên truyền về 5 mặt phát triển của trẻ, tuyên truyền về việc tránh dạy trước chương trình lớp một cho trẻ…..thực hiện tốt công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của giáo dục mầm non về kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học.
- Tổ chức tuyên truyền các ngày lễ hội trong năm học….
- Phối hợp đài truyền thanh xã trong việc tuyển sinh đầu năm trong điều kiện dịch bệnh….
9. Công tác xã hội hóa
- Tích cực tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm cùng thực hiện chăm lo xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất hư hỏng đầu năm nhằm phục vụ tốt cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Thực hiện xã hội hoá giáo dục, tranh thủ các nguồn tài trợ cho trường từ các mạnh thường quân của địa phương và từ các tổ chức xã hội khác nhằm hoàn thiện cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy, học tập và làm việc cho đội ngũ giáo viên, học sinh; cần phát huy tính chủ động sáng tạo, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi GV trong việc huy động nguồn lực tích cực từ phụ huynh của lớp để cơ sở vật chất lớp khang trang phục vụ tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong năm.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Đối với Cán bộ quản lý
- Xây dựng và triển khai kế hoạch giáo dục năm học đến giáo viên.         
- Kiểm tra quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ.
- Triển khai, hướng dẫn giáo viên thực hiện Chương trình GDMN theo văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT của Bộ giáo dục và Đào tạo ngày 13/4/2021 hợp nhất về Chương trình GDMN.
2. Đối với tổ trưởng chuyên môn.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể theo từng độ tuổi và triển khai tới toàn thể giáo viên trong tổ.
- Tiếp tục trao đổi kinh nghiệm để thực hiện hiệu quả chương trình chăm sóc giáo dục. Thống nhất việc thực hiện chương trình, trang trí nhóm lớp theo chủ đề, phân công việc làm đồ dùng đồ chơi theo tổ, khối, lớp và các hoạt động khác trong tổ.
- Tổ trưởng chuyên môn kiểm tra hồ sơ ít nhất 2 lần/tháng và duyệt kế hoạch bài dạy của giáo viên trước 1 tuần.
3. Đối với giáo viên
- Xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với tình hình thực tế lớp.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo kế hoạch và điều chỉnh phù hợp.
- Tạo môi trường giáo dục trong và ngoài lớp; làm đồ dùng dạy học; khai thác và sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phục vụ quá trình giáo dục.
- Tham gia các phong trào, hoạt động chuyên môn do trường và ngành phát động.
Trên đây là kế hoạch giáo dục năm học 2021 - 2022 của trường Mẫu Giáo Long Hậu./.
                                                                                                             KT. HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận:                                                                                             P. HIỆU TRƯỞNG
- PGD&ĐT;                                                                                       
- TTCM, GV;
- Lưu:VT.
                                                                                                       Nguyễn Thị Thúy Diệu
                                                                                          
                                                                                  
 
                                                  Duyệt của Phòng GD&ĐT                                               

Nguồn: Trường Mẫu giáo Long hậu