KẾ HOẠCH TỔ CHỨC BÁN TRÚ NĂM HỌC 2021 - 2022
PHÒNG GD&ĐT CẦN GIUỘCTRƯỜNG MẪU GIÁO LONG HẬUSố: 112/KH-MGLH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập-Tự do-Hạnh phúcLong Hậu, ngày 29 tháng 09 năm 2021 |
KẾ HOẠCH BÁN TRÚ
Năm học 2021- 2022
Căn cứ Hướng dẫn số 1232/SGD ĐT ngày 15/5/2017 về hướng dẫn ghi chép thực hiện ba bước tự kiểm tra VSATTP theo Quyết định số 1246/QĐ-BYT;Năm học 2021- 2022
Căn cứ vào hướng dẫn số 928/PGDĐT-MN ngày 04/10/2017 v/v nâng cao chất lượng NDCSSK trẻ từ 0-5 tuổi trong các cơ sở GDMN năm học 2017-2018
Căn cứ vào hướng dẫn số 319/PGDĐT-MN ngày 25/03/2020 v/v thống nhất các điều kiện để tổ chức bán trú và các loại hồ sơ bán trú trong các cơ sở GDMN
Căn cứ Kết luận số 1092/KL-PGĐT ngày 01/09/2020, Thông báo kết luận của Trưởng Phòng GD &ĐT tại cuộc họp về công tác tổ chức bán trú;
Căn cứ Thông tư 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non
Căn cứ Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ Giáo dục đào tạo, Thông tư ban hành Điều lệ trường mầm non;
Căn cứ Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BGDĐT ngày 13/04/2021 hợp nhất Thông tư về Chương trình Giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Căn cứ vào nhu cầu học bán trú cho trẻ của phụ huynh và tình hình thực tế của đơn vị. BGH trường Mẫu giáo Long Hậu xây dựng kế hoạch tổ chức bán trú 2021 - 2022 như sau:
I. Đặc điểm tình hình:
1. Cơ sở vật chất:
- Điểm trường: hiện tại trường tập trung về 01 điểm chính tại ấp 4 xã Long Hậu không có điểm phụ
- Lớp: trường có 07 phòng học kiên cố gồm 07 lớp, mỗi lớp có phòng ăn riêng, đủ diện tích có đầy đủ bàn ghế, dụng cụ phục vụ cho bán trú tại lớp. Phòng ngủ: phòng sinh hoạt chung được tổ chức làm phòng ngủ (mỗi phòng diện tích 64 m2, mỗi phòng đủ diện tích cho trẻ ngủ với đầy đồ dùng phục vụ cho trẻ). Có đủ nhà vệ sinh phục vụ cho cô và trẻ
- Bếp ăn: Trường có 01 nhà bếp với diện tích 64m2, được thiết kế đúng quy định bếp ăn 01 chiều, có tủ lạnh để lưu mẫu thực phẩm, có tủ đựng tô, chén, muỗng cho trẻ đảm bảo vệ sinh và hàng năm được mua săm bổ sung kịp thời khi hư hỏng
+ CBQL-GV-NV:
- CBQL: 02 (01 Hiệu trưởng, 01 Phó hiệu trưởng)
- Giáo viên: tổng 14 giáo viên
- Nhân viên: 08 (04 cấp dưỡng, 02 bảo vệ, 01 kế toán, 01 y tế)
+ Học sinh: tổng 195 trẻ trong đó
- 01 lớp mầm: 23 trẻ
- 02 lớp chồi: 56 trẻ
- 04 lớp lá: 116 trẻ
II. Thuận lợi, khó khăn
Năm học 2021 – 2022 Trường Mẫu Giáo Long Hậu tổ chức bán trú 100% trẻ đến trường đáp ứng những nhu cầu cần thiết của phụ huynh. Trong quá trình thực hiện, nhà trường gặp những thuận lợi và một số khó khăn sau:
1. Thuận lợi:
- Trường mẫu giáo Long Hậu luôn được sự chỉ đạo sâu sát của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cần Giuộc về chỉ đạo, hướng dẫn công tác bán trú; sự quan tâm của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, các ban ngành đoàn thể đia phương.
- Trường tập trung về 01 điểm chính nằm sát lộ thuận tiện cho việc cung ứng thực phẩm
- Nhà trường có phòng học, nhà ăn đầy đủ đảm bảo yêu cầu tổ chức bán trú.
- Phụ huynh thực sự có nhu cầu bán trú, quan tâm chăm lo và có ý thức trong việc chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục.
- Tổng số trẻ ăn bán trú đạt tỷ lệ 100%.
- Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bán trú của trường ngày càng được cải thiện, bổ sung tương đối đầy đủ.
- Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường có ý thức và nhiệt tình trong công tác tổ chức bán trú cho trẻ.
- Phụ huynh thực sự có nhu cầu cho trẻ học bán trú, quan tâm đến chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; sẵn sàng đóng góp kinh phí mua sắm đồ dùng trang thiết bị cho trẻ bán trú tại trường.
- Đội ngũ giáo viên, nhân viên cấp dưỡng yêu nghề mến trẻ, có tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn vững vàng.
- Chất lượng nuôi dạy trẻ đạt chất lượng và hiệu quả cao hơn so với những năm trước, có kế hoạch lồng ghép các chuyên đề vào các hoạt động nhằm giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, VSATTP và phòng chống SDD cho trẻ.
- Nhà trường có nguồn cung cấp thực phẩm đảm bảoVSATTP.
b. Khó khăn:
- Việc thu tiền ăn hàng tháng của trẻ còn gặp không ít khó khăn do một số phụ huynh chưa tự giác đóng tiền ăn cho con mà luôn để giáo viên phải nhắc nhở nhiều lần.
III. Mục tiêu chung:
- 100 % trẻ được ăn bán trú tại trường
- Bếp ăn đảm bảo theo qui trình 1 chiều: tiếp phẩm, sơ chế, chế biến và phân chia thức ăn
- Nhà trường lựa chọn nhà cung ứng thực phẩm Diễm Tường Vinh cung cấp thực phẩm uy tín, đảm bảo thực phẩm tươi, sạch không có ngộ độc xảy ra trong trường.
- Năng lượng cho trẻ:
+ Nhu cầu khuyến nghị năng lượng tại trường của 1 trẻ trong một ngày chiếm 50 - 55% nhu cầu cả ngày: 615 - 726 Kcal.
+ Năng lượng phân phối cho các bữa ăn: Bữa chính buổi trưa cung cấp từ 30% đến 35% năng lượng cả ngày. Bữa phụ cung cấp từ 15% đến 25% năng lượng cả ngày.
+ Tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng theo cơ cấu:
Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng 13% - 20% năng lượng khẩu phần.
Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 25% - 35% năng lượng khẩu phần.
Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 52% - 60% năng lượng khẩu phần.
Nước uống: khoảng 1,6 - 2,0 lít/trẻ/ngày (kể cả nước trong thức ăn).
- Cấp dưỡng: số lượng nhân viên cấp dưỡng hợp đồng là 04 người đúng theo quy định tại Thông tư 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/03/2015. Nhà trường hợp đồng theo hình thức thỏa thuận, hợp đồng thực hiện theo năm học. Tiền lương chi trả cho nhân viên cấp dưỡng được chi trả theo Hợp đồng 161
- Trường có thực hiện lưu mẫu thức ăn hàng ngày đúng theo hàm lượng qui định.
IV. Mục tiêu cụ thể:
- Hình thành ở trẻ thói quen vệ sinh văn minh trong ăn uống: biết rửa tay trước khi ăn, ngồi ngay ngắn, biết cách cầm muỗng, cầm chén đúng quy định, múc thức ăn gọn gàng, không làm rơi vãi thức ăn, nhai nhuyễn thức ăn, không ăn vội vàng, không nói chuyện to hoặc la hét trong khi ăn, khi ho hắt hơi phải che miệng, biết mời bạn cùng ăn.
- Trẻ ăn hết xuất, biết các chất dinh dưỡng trong món ăn hàng ngày, biết tên món ăn và ăn một cách thoải mái, hấp thụ tốt dinh dưỡng.
- Giảm tỉ lệ SDD, khống chế thừa cân,béo phì theo từng quý
- 100 % trẻ có đủ đồ dùng vệ sinh cá nhân, đồ dùng bán trú: chén, muỗng, khăn lau bàn, ghế, gối, chiếu, nệm, …
V. Các nhiệm vụ cần thực hiện
- Hợp đồng cung ứng thực phẩm: nhà trường họp phụ huynh học sinh đầu năm đưa ra 03 nhà thầu cung cấp thực phẩm: Diễm Tường Vinh, Nam Phong, 2030 để phụ huynh lựa chọn và cùng thống nhất chọn nơi cung ứng thực phẩm cho trường.
- Đảm bảo an toàn VSTP, an toàn tai nạn:
* Đảm bảo an toàn VSTP:
- Thực hiện ký kết hợp đồng mua bán với các cơ sở cung ứng thực phẩm uy tín, chất lượng và bình ổn giá đối với các sản phẩm dành cho trẻ.
- Khi mua hàng xem kỹ nơi sản xuất, chế biến, hàng có đăng ký chất lượng và thời hạn sử dụng, không mua hàng kém chất lượng.
* Đảm bảo an toàn tai nạn:
- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Thông tư số 13/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cơ sở GDMN; đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng cho trẻ trong thời gian ở trường.
- Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt khâu nuôi dạy trẻ; phân công giáo viên quản lý trẻ mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt là quản lý trẻ trong các hoạt động bán trú, hoạt động ngoài lớp học và trẻ mới đi học; kiểm tra tình hình sức khỏe của trẻ trước khi nhận vào lớp.
- Phòng vệ sinh của trẻ được thiết kế gạch chống trượt, trang bị dép sử dụng trong phòng vệ sinh cho trẻ.
- Trường có cổng rào và được khóa cẩn thận.
- Đồ dùng đồ chơi cho trẻ sử dụng phải đảm bảo tính sư phạm, độ an toàn cho trẻ, không có cạnh sắc, nhọn….
- Tổ chức bồi dưỡng 100% CB-GV-NV kiến thức “Xử lý tình huống sơ, cấp cứu cho trẻ mầm non”
* Bồi dưỡng kiến thức ATTP cho đội ngũ: hàng năm BGH nhà trường tổ chức cho tập thể CB-GV-NV tìm hiểu những nội dung về các mối nguy ô nhiễm an toàn thực phẩm, thực hành tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, phương pháp đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Qua học tập CB-GV-NV hiểu được quy trình sản xuất thực phẩm, các mối nguy có thể gây ô nhiễm thực phẩm và tác hại của từng mối nguy với sức khỏe con người; nắm được phương pháp thực hành tốt vệ sinh an toàn thực phẩm như thực hành tốt đôi bàn tay, thực hành tốt vệ sinh cá nhân, thực hành bảo quản thực phẩm tốt, thực hành tốt 10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn, thực hành tốt lưu thông phân phối thực phẩm, thực hành tốt nhãn mác thực phẩm; Hiểu thêm được 3 bước lưu mẫu thực phẩm và kiểm tra 3 bước…
* Công tác tiếp phẩm đủ thành phần từ 3 thành viên trở lên gồm: đại diện cha mẹ trẻ, giáo viên, nhân viên cấp dưỡng trực tiếp tiếp nhận thực phẩm dưới sự giám sát của cán bộ y tế phụ trách công tác bán trú theo công văn số 928/PGDĐT-MN ngày 04/10/2017.
Nhiệm vụ của ban tiếp nhận thực phẩm:
+ Kiểm tra chất lượng thực phẩm đầu vào;
+ Giám sát cân, đo, đong, đếm khi nhập hàng;
+ Không tiếp nhận những hàng hoá, thực phẩm kém chất lượng: ôi thiu, dập nát...
+ Báo cáo kịp thời để lãnh đạo nhà trường xử lý kịp thời những trường hợp bên cung ứng thực phẩm không thực hiện nghiêm túc những cam kết về đảm bảo VSATTP theo hợp đồng.
- Tổ chức tốt bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ:
a. Giờ ăn:
* Chăm sóc trước giờ ăn:
- Rửa mặt, tay trước khi ăn
- Tạo hứng thú cho bữa ăn
* Chăm sóc trong giờ trẻ ăn:
- Động viên trẻ ăn hết suất, ăn theo nhu cầu cơ thể
- Tuyệt đối không nên mắng, doạ, thậm chí đánh trẻ điều này sẽ làm cho trẻ sợ ăn, ăn không ngon miệng dần dần trẻ dễ trở thành biếng ăn.
- Giáo viên hỗ trợ những trẻ ăn chậm, ăn ít để trẻ ăn nhanh hơn và nhiều hơn
* Chăm sóc trẻ sau khi ăn: cho trẻ vệ sinh, thay quần áo sau khi ăn, vận động nhẹ nhàng trước khi ngủ
b. Giờ ngủ:
- Vệ sinh trước khi ngủ tạo điều kiện cho trẻ có giấc ngủ tốt: chế độ không khí, nhiệt độ, ánh sáng, các trang thiết bị trong phòng: giường ngủ, chăn, gối của trẻ phải có kích thước phù hợp
- Chăm sóc trẻ trong giấc ngủ để giấc ngủ của trẻ diễn ra nhanh hơn, sâu hơn và đủ thời gian: Giáo viên phải nắm được đặc điểm của trẻ, phải có mặt trong phòng ngủ để theo dõi quá trình trẻ ngủ: tư thế, nhiệt độ, độ ẩm, không khí, tiếng ồn và xử lý các trường hợp cần thiết; theo dõi không khí trong quá trình cho trẻ ngủ
- Chăm sóc trẻ sau khi thức giấc tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, dễ chịu khi thức dậy, nhanh chóng chuyển thần kinh sang trạng thái hưng phấn: chỉ đánh thức trẻ dậy khi trẻ đã ngủ đủ giấc (150 phút), cho những trẻ yếu dậy muộn hơn; tổ chức vệ sinh cá nhân cho trẻ một cách trật tự, nề nếp; cho trẻ vận động nhẹ nhàng và ăn bữa phụ
VI. Dự kiến thu, chi
- Dự kiến thu:
Tiền ăn: 24.000đ/ngày/trẻ mẫu giáo ăn một bữa chính (ăn trưa) và bữa phụ (ăn xế).
Thời gian thu: từ 01 đến 10 tây hàng tháng, thu môt lần
- Dự kiến chi:
+ Đối với nơi cung ứng thực phẩm: chi hàng ngày theo hóa đơn chợ
+ Chi hỗ trợ bán trú: Ga, nước, chất tẩy rửa chi từ nguồn ngân sách của trường theo tháng
+ Trả tiền ăn đối với trẻ báo nghỉ có phép cho cha mẹ học sinh vào ngày cuối cùng của tháng.
- Nguồn chi:
+ Chi từ nguồn thu tiền ăn: chi mua thực phẩm hàng ngày, chi trả quyết toán cho trẻ
+ Chi từ hoạt động phí: chi ga, nước, chất tẩy rửa hàng tháng
+ Chi từ nguồn vận động XHH (hỗ trợ bán trú nếu có)
V. Tự kiểm tra
1. Hồ sơ sổ sách bán trú gồm:
- Thực hiện các loại hồ sơ tự kiểm tra ba bước theo quy định tại Hướng dẫn số 1232/SGD ĐT ngày 15/5/2017 về hướng dẫn ghi chép thực hiện ba bước tự kiểm tra VSATTP theo Quyết định số 1246/QĐ-BYT. Cấp dưỡng thực hiện sổ phân chia thức ăn, có kí giao, kí nhận hằng ngày.
- Thực hiện phần mềm dinh dưỡng Nutrikid để tính khẩu phần ăn cho trẻ. In và lưu trữ hằng ngày các loại sổ như; Kết quả thiết lập dưỡng chất một ngày cho trẻ, sổ Kết quả dưỡng chất, sổ Kết quả thiết lập dưỡng chất, Hóa đơn chi chợ.
- Giáo viên thực hiện sổ điểm danh lớp hàng ngày
- Kế toán, thủ quỹ thực hiện sổ thu tiền ăn hàng tháng; biên lao thu; sổ thanh toán lớp, ngày thu; sổ quỹ tiền mặt; sổ tính tiền ăn; tổng hợp tiền ăn trong tháng; tổng hợp chi thực phẩm; tổng kết thu, chi, quyết toán trong tháng
2. Bếp ăn:
- Đối tượng kiểm tra: Nhân viên cấp dưỡng
- Nội dung kiểm tra bao gồm: Kiểm tra quy trình thực hiện bếp ăn một chiều từ khâu tiếp nhận, sơ chế đến khâu chế biến, nấu chín, chia ăn và lưu mẫu thức ăn; kiểm tra công tác thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; kiểm tra các điều kiện về bếp ăn, vệ sinh đồ dùng dụng cụ nhà bếp; kiểm tra công tác lưu mẫu thức ăn. Tổ kiểm tra công tác bán trú thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở và xử lý kịp thời những sai phạm trong quy trình tổ chức bán trú.
3. Tổ chức ăn tại lớp:
- Đối tượng kiểm tra: Giáo viên phụ trách lớp
- Nội dung kiểm tra: Kiểm tra việc chuẩn bị nơi ăn, bàn ăn, chia thức ăn, tổ chức cho trẻ ăn; kiểm tra việc chuẩn bị nơi ngủ, tổ chức cho trẻ ngủ.
- Nhận xét rút kinh nghiệm sau kiểm tra.
VI. Tổ chức thực hiện:
1. Hiệu trưởng:
- Quản lý chung công tác bán trú, ban hành Quy chế thực hiện bán trú nhà trường
- Tổ chức họp phụ huynh để bàn bạc, thỏa thuận và thống nhất chọn cơ sở cung ứng thực phẩm, tiền ăn và các điều kiện khác để tổ chức bán trú.
- Tạo điều kiện GV-NV bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thực hành về công tác bán trú
- Tổ chức khám sức khỏe định kì cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên 1 lần/1 năm học.
- Xử lý các trường hợp vi phạm của GV- NV trong quá trình thực hiện công tác bán trú
2. Phó hiệu trưởng:
- Xây dựng kế hoạch bán trú phù hợp với điều kiện tình hình thực tế của lớp, nhà trường, của địa phương, triển khai đến đội ngũ GV-NV và PHHS
- Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra nhân viên cấp dưỡng, NVYT thực hiện đúng theo các quy trình tổ chức bán trú.
- Thực hiện xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn hàng ngày phù hợp và đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý chặt chẽ việc thu chi.
- Làm tốt công tác quản lý chỉ đạo, phân công cụ thể về công tác bán trú, kiểm tra giám sát thường xuyên, xây dựng bộ hồ sơ dinh dưỡng đảm bảo theo quy định.
- Chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc chế độ chăm sóc sức khỏe và vệ sinh cho trẻ theo chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ.
- Chỉ đạo giáo viên các nhóm, lớp chỉ nhận trẻ vào lớp khi tình trạng sức khỏe của trẻ bình thường.
3. Nhân viên y tế :
- Phối hợp với Trạm y tế xã tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 02 lần/năm học
- Có đầy đủ các loại hồ sơ theo quy định, quản lý hồ sơ sức khỏe trẻ tại phòng y tế trường.
- Phối hợp với giáo viên, nhân viên cấp dưỡng thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ
- Phối hợp với cấp dưỡng, giáo viên các nhóm, lớp thực hiện các biện pháp can thiệp với trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi và béo phì.
- Tổ chức cân đo, chấm biểu đồ tang trưởng, đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ mẫu giáo 03 lần/năm học.
4. Nhân viên kế toán:
- Nhân viên kế toán thực hiện lập hồ sơ thu, chi theo dõi cụ thể, có chứng từ rõ ràng.
5. Thủ Quỹ:
- Thực hiện thu chi hàng tháng có chứng từ theo qui định
6. Nhân viên cấp dưỡng:
- Nhân viên cấp dưỡng hợp đồng nấu ăn tại trường phải có đầy đủ các loại hồ sơ theo quy định hiện hành: như bằng, giấy chứng nhận kiến thức về VSATTP, giấy khám sức khỏe; phải đeo khẩu trang, đầu tóc, quần áo gọn gàng, móng tay phải được cắt ngắn, không đeo trang sức ở tay khi thực hiện công việc tại bếp ăn.
- Nhân viên dinh dưỡng phải nắm chính xác số lượng trẻ ăn trong ngày để đảm bảo chế độ ăn cho trẻ (nhận phiếu ăn ở GV vào ngày trước);
- Nhân viên dinh dưỡng thực hiện sơ chế, chế biến, chia ăn theo quy trình bếp 1 chiều; chia ăn cho trẻ theo định lượng quy định; không được cắt xén khẩu phần ăn của trẻ, nấu đúng số lượng trẻ đến lớp và nấu theo thực đơn BGH đã duyệt
- Vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài bếp ăn; thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà bếp.
- Kiểm tra và tiếp phẩm nghiêm túc theo phân công BGH
7. Giáo viên:
- Thực hiện đúng chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ và các quy định của nhà trường.
- Tổng hợp và báo số trẻ của lớp cho nhà bếp vào chiều hôm trước.
- Trong thời gian trẻ ở lớp phải đảm bảo an toàn cho trẻ: chăm sóc tốt bữa ăn, giấc ngủ, nắm được định lượng của trẻ trong ngày.
- GV phải chú ý đến từng cá nhân trẻ, đặc biệt chú ý đến trẻ bị suy dinh dưỡng và trẻ béo phì để đề xuất với nhà bếp điều chỉnh chế độ ăn hợp lý.
- Phải tuyệt đối giữ vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân để đảm bảo sức khoẻ cho trẻ
- Tổ chức cho trẻ học, ăn, ngủ vui vẻ tạo được sự gần gũi, đầm ấm, đảm bảo theo thời gian quy định,
- Khi nhận thức ăn ở bếp và chia thức ăn cho trẻ phải đeo khẩu trang y tế.
- Phối hợp với nhân viên y tế theo dõi, cân đo và tập hợp kết quả sức khỏe trẻ của lớp mình thông báo, trao đổi với phụ huynh.
- Phối kết hợp với phụ huynh trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
Trên đây là kế hoạch thực hiện công tác chức bán trú năm học 2021-2022 của trường mẫu giáo Long Hậu./
KT. HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận: P. HIỆU TRƯỞNG
- PGD&ĐT;
- TTCM, GV;
- Lưu:VT.
Nguyễn Thị Thúy Diệu
Duyệt của Phòng GD&ĐT