07/09/2022
Ngày đầu tiên đến trường là một bước ngoặc quan trọng không chỉ với bé mà còn với cả cha mẹ bé. Đây là thời điểm mà bé xa vòng tay mẹ để tiếp cận với một thế giới xung quanh, rộng lớn, tiếp xúc với các bạn ở lớp và có cả người lạ, được tham gia nhiều hoạt động mới mà ở nhà bé chưa thử qua bao giờ. Có bé sẽ thích ứng với môi trường mới rất nhanh, nhưng có bé thì cả tháng hoặc cả một học kỳ mới quen được. Nếu chuẩn bị không kỹ tâm lý, bé sẽ bị sốc, dị ứng với việc đi học. Chính vì thế mà tuần đầu tiên chính là giai đoạn thử thách và khó khăn nhất với các bé lần đầu tới trường.
Ngày đầu tiên đến trường, bé không thể tránh khỏi những lo lắng, nhiều bé không giấu được nỗi sợ hãi. Đến môi trường mới bé gặp phải những thay đổi về sức khoẻ, thói quen, sinh hoạt… và mang đến cho bố mẹ những lo lắng, không ít bé bị tình trạng ho, ói và khóc liên tục. Có bé sụt cân, cứ nghe đến hai chữ “đến trường “là lo lắng, bứt rứt, khóc thét lên. Bên cạnh những rối loạn về dinh dưỡng, bé mới đi học cũng có những biểu hiện rối loạn tâm sinh lý. Bé có thể kêu đau bụng, chán ăn, sút cân, dễ nhiễm bệnh, khóc nhiều, không chịu vào lớp hoặc trở nên nhút nhát lạ thường. Sợ xa mẹ cũng thể hiện qua những triệu chứng như rối loạn giấc ngủ: ngủ mơ, nói sảng, thậm chí rối loạn tiểu tiện (như đái dầm, nín tiểu)…Một số bố mẹ không có kinh nghiệm chọn biện pháp là cho bé nghỉ học, có người lại dùng phương pháp hù dọa, buộc bé phải đến trường.
Khi bé 2 tuổi, bắt đầu đi học lớp nhà trẻ, bé có một số đặc điểm thể chất và tâm lý mà bố mẹ cần lưu ý để chăm sóc thích hợp, giúp bé nhanh chóng hòa nhập môi trường sinh hoạt mới. Mỗi buổi sáng đưa trẻ đi học, bố mẹ nên dành ít thời gian trao đổi với cô về tình hình ăn học của bé, nhưng tránh trò chuyện quá lâu. Bé cần hiểu trường học là nơi không hề có bóng dáng của cha mẹ. Thời gian đầu đi nhà trẻ, bố mẹ không nên đón bé muộn hơn các bé khác vì sẽ tạo cho bé tâm lý bị cha mẹ bỏ rơi, hắt hủi. Phần lớn trẻ ở lứa tuổi mầm non đều có sự miễn cưỡng khi phải xa người thân để đến một môi trường mới lạ. Lần đầu tiên bé đi học không phải là chuyện đơn giản như đi từ nhà đến trường. Nếu bố mẹ không có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, bé rất dễ bị sang chấn tâm lý, ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển tâm sinh lý của bé sau này. Một điều cần lưu ý là bố mẹ nên dành thời gian để đưa đón con đi học trong những ngày đầu.
Phải xa cha mẹ là điều khiến bé lo lắng nhất. Vì vậy không chỉ với cô giáo mà cả bố mẹ của bé hãy cùng con làm quen với trường học, bạn bè, tạo cho bé sự thích thú về môi trường mới như cùng con đến tham quan trường, kể cho con nghe những điều hấp dẫn như: con sẽ có bạn để chơi trò bác sĩ, có cô giáo dạy con múa hát…Nên dành nhiều thời gian trò chuyện với bé: Những thói quen trao đổi, kể lại chuyện trường lớp sẽ góp phần giúp bé hình thành và phát triển cả phương diện tích cách lẫn ngôn ngữ sau này.
Với các bé lớp Dolphin- Ngày đầu tiên đến trường tại trường mầm non HaNoi Academy là những ngày các bé trải qua có phần “dễ dàng” hơn chút. Với một cơ sở vật chất tốt, môi trường thân thiện, có nhiều cây xanh, không khí trong lành, không gian lớp học rộng rãi, thoáng mát và các cô giáo giàu kinh nghiệm và luôn yêu thương trẻ thì đây chính là môi trường học tập mà phụ huynh tin tưởng để gửi gắm con mình. Các hoạt động, vai trò của cô giáo, bạn của bé bằng những từ ngữ đơn giản đã khơi gợi cảm giác thân quen, hấp dẫn kích thích sự tò mò, háo hức về trường lớp cho bé (ví dụ như: đi học rất vui, cô giáo sẽ thương yêu, chăm sóc, dạy cho bé biết đọc, biết đếm, ca hát, bé sẽ có nhiều bạn mới, có nhiều đồ chơi…) hoặc ngồi chơi xích đu hay bập bênh cùng các bạn trong sân chơi của trường. Bé được dạy các tác phong tự lập như: đi vệ sinh biết gọi cô hoặc biết tự đi vệ sinh, tự cầm thìa xúc cơm, tự cởi giày…Bên cạnh đó các bé luôn được khuyến khích tham gia các hoạt động tập thể (tổ chức sinh nhật bé, các sự kiện của trường…). Điều này sẽ tập cho bé tính dạn dĩ, hòa đồng tập thể, kỹ năng giao tiếp…Một số bé còn khóc thì luôn được các cô nhẹ nhàng an ủi giúp bé trấn an tâm lý, khám phá về những điều mới lạ, vui thích khi học ở trường. Cô luôn quan tâm, trò chuyện, hỏi han bé về những hoạt động diễn ra trong lớp, những niềm vui về bạn bè, kích thích niềm vui thích đi học ở bé.