KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG TRẺ SUY DINH DƯỠNG, BÉO PHÌ .Năm học: 2021– 2022

 
    PHÒNG GD & ĐT CẦN GIUỘC                                                             CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    TRƯỜNG MG LONG HẬU                                                                              Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
                                                 
                                                                                                Long Hậu, ngày 15 tháng 09 năm 2022
 
                                                                        KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG
                                                                   TRẺ SUY DINH DƯỠNG, BÉO PHÌ
                                                                            Năm học: 2021– 2022
- Căn cứ vào kế hoạch năm học 2021-2022.
- Căn cứ vào tình hình thực tế của từng lớp. Nay bộ phận chuyên môn trường MG Long Hậu đề ra “Kế hoạch phòng chống trẻ suy dinh dưỡng-trẻ béo phì”như sau:
I . Nhiệm vụ chung:
- Nhằm đảm bảo bảo chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.giúp cho trẻ mầm non có một cơ thể hài hòa phát triển một cá ch toàn diện về thể chất cũng như tinh thần trường Mẫu Giáo Long Hậu lên kế hoạch phòng chống duy dinh dưỡng ở trẻ ,hằng quí có cân đo phát hiện kịp thời và đưa ra biện pháp phù hợp.
-  7/7 lớp xây dựng kế hoạch phòng chống trẻ suy dinh dưỡng,béo phì  phù hợp thực tế lớp, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng,béo phì xuống  0.5  % /năm
II. Nhiệm vụ cụ thể:
-Giảm tỷ lệ trẻ  nhẹ cân từ 2%xuống 1.5% giảm 0.5%
-Giảm tỷ lệ trẻ thấp còi từ:1.5 xuống 1% giảm 0.5%
-Giảm tỷ lệ trẻ béo phì từ:15% xuống 14% giảm 1%
-Duy trì cân nặng, chiều cao của những trẻ trong mức bình thường.
-Thực hiện bữa ăn dinh dưỡng cuối tuần đối với lớp buổi và thực hiện bữa ăn trong trường cho lớp bán trú .
III. Biện pháp thực hiện:
-Thực hiện quán triệt chỉ tiêu giảm trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì của kế hoạch năm học đến toàn thể giáo viên chủ nhiệm lớp ngay từ đầu năm học.
-Theo dõi trẻ theo quí bằng biểu đồ tăng trưởng, chấm biểu đồ chính xác và đúng thời điểm
-Kết hợp với y tế khám và phân loại kênh sức khỏe cho trẻ.
-Cân đo trẻ và xác định giới hạn kênh cho từng trẻ.
-Tăng cường vận động thích hợp đối với trẻ béo phì và tuyên truyền đến phụ huynh về chế độ ăn dành cho trẻ béo phì.
-Đề ra biện pháp cụ thể đối với trẻ suy dinh dưỡng hoặc trẻ béo phì.
-Trò chuyện với trẻ về lợi ích của việc ăn uống đủ chất và tập thể dục đều đặn.
-Tổ chức các trò chơi thể thao dành cho trẻ béo phì và suy dinh dưỡng.
-Lên thực đơn phù hợp cho trẻ đối với trẻ SDD và béo phì có chế độ ăn và vận động phù hợp.
-Tuyên truyền đến phụ huynh biết cách phòng chống SDD,béo phì cho trẻ và một số bệnh thường gặp: sốt xuất huyết, tay chân miệng và các bệnh thường gặp theo mùa….
-Tuyên truyền đến phụ huynh cách chăm sóc trẻ khi bị bệnh và sau khi khỏi bệnh để giảm đến mức thấp nhất trẻ SDD.
IV.Biện pháp khắc phục:
Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bằng bữa ăn hợp lý:
-Cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất, không kiêng khem).
Vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Bảo vệ trẻ tránh các bệnh nhiễm trùng đường ruột, giun san…
- Chọn lựa thực phẩm tơi mới, hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp.
-Nấu nướng thức ăn chín kỹ.
Theo dõi biểu đồ tăng trưởng hàng tháng:
-Nhằm phát hiện sớm tình trạng suy dinh dưỡng hoặc cá nguy cơ nếu có và can thiệp sớm.
Ngừa và trị bệnh:
-Điều trị triệt để các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy… không lạm dụng kháng sinh mà chỉ dùng kháng sinh đủ liều, đủ thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Chăm sóc dinh dưỡng tích cực trong thời gian bệnh và phục hồi sinh dưỡng sau thời gian bệnh.
- Tiêm chủng đầy đủ đúng lịch.
- Xổ giun định kỳ 6 tháng cho trẻ tên.
-Đối với trẻ béo phì:
Cách phòng tránh
­­-Hạn chế trẻ ăn vặt và các đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ … hãy cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, cho trẻ uống nước hoa quả hoặc ăn hoa quả tươi thay cho việc trẻ uống các loại nước ngọt có gas.
-Không để trẻ quá đói khiến trẻ ăn nhiều hơn vào bữa ăn sau, có thể cho trẻ ăn làm nhiều bữa mỗi bữa ăn một số lượng vừa phải.
-Tránh việc khuyến khích, khen thưởng trẻ bằng các đồ ăn vì làm thế dễ khiến trẻ cảm thấy đó là điều thú vị và luôn cố gắng để được khen thưởng “đồ ăn”, dễ gây béo phì.
-Hãy cùng trẻ tập thể dục thể thao
Cách điều trị
-Lập một bảng chế độ ăn hợp lí cho trẻ béo phì: hạn chế trẻ ăn đồ ăn nhiều đạm, đường, chất béo, tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, tìm hiểu sở thích của trẻ và tạo cho trẻ thói quen ăn nhiều thứ khác nhau, giúp trẻ không bị chán ăn.
-Tránh xa các loại thức ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh.
-Cho trẻ uống nhiều nước, nước hoa quả thay vì nước ngọt có gas.
-Cho trẻ ăn làm nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa ăn ít một tránh việc ăn quá nhiều một lúc khiến trẻ bị tích mỡ.
-Nên dùng sữa gầy cho trẻ, hạn chế dùng sữa nguyên kem. Sữa đặc có đường cần được thay bằng sữa tươi hoặc sữa bột.
-Nếu trẻ bị mắc bệnh béo phì quá nặng: nên tới bác sĩ khám và điều trị để bác sĩ đưa ra lời khuyên và thuốc giảm cân tốt nhất, tránh biến chứng xấu xảy ra cho trẻ, hoặc nếu tất cả các phương pháp trên đều không thành công thì đợi khi trẻ tới tuổi vị thành niên có thể đi phẫu thuật giảm béo phì.
-Đối với trẻ thấp còi:
Đa dạng hóa bữa ăn cho trẻ để bổ sung đủ chất dinh dưỡng
-Vitamin D có nhiều trong dầu cá, cá hồi, cá thu, lươn, lòng đỏ trứng, sữa.
-Calci có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa.
-Trong rau, các loại hạt đậu đỗ, thủy hải sản cũng chứa nhiều calci nhưng sự hấp thu calci từ thực vật kém hơn calci có trong sữa.
Cho trẻ tắm nắng buổi sáng để bổ sung vitamin D:
-Hằng ngày cần cho trẻ tắm nắng 15-30 phút trước 9 giờ sáng, tốt nhất là vào buổi sáng sớm, để lộ từng phần cơ thể và cho tiếp xúc dưới ánh nắng trực tiếp.
-Tăng thời gian tắm nắng nếu trời nhiều mây.
-Một lượng lớn vitamin D được tổng hợp trong quá trình tắm nắng có tác dụng dự phòng bệnh còi xương rất hữu hiệu.
        Trên đây là kế hoạch thực hiện phòng chống trẻ suy dinh dưỡng, béo phì của trường MG Long Hậu  
 
                 Duyệt                                                                                                                      Người lập
                   HT                                                                                                                              YTHĐ