Trường Mẫu giáo Long Hậu

PHƯƠNG ÁN LIÊN TỊCH :Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích Năm học 2021-2022

PHÒNG GD&ĐT CẦN GIUỘC                                                                  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MG LONG HẬU                                                                                Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
       

  Số:  180 /KH-MGLH                                                 Long Hậu, ngày 12  tháng 10  năm 2021

 
PHƯƠNG ÁN LIÊN TỊCH
Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích
Năm học 2021-2022
Căn cứ vàoThông tư 13/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ Giáo dục và đào tạo, về quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non;
Căn cứ vào Kế hoạch số 28 /KH-MGLH ngày 28 tháng 9 năm 2021 của trường, về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non năm học 2021-2022. Nay đơn vị xây dựng phương án an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ như sau:
  1. Mục đích yêu cầu.
Phối hợp chặt chẽ với trạm y tế, Công an xã ký kết việc thực hiện phương án để giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho trường thực hiện đạt hiệu quả phương án phòng chống tai nạn thương tích, hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích trong nhà trường.
  1. Nội dung thực hiện.
    1. Phòng tránh hóc sặc.
     - Đảm bảo thực hiện tốt chế độ ăn cho trẻ theo từng độ tuổi. Khi cho trẻ ăn các loại trái cây có hạt (bưởi, sapoche, hồng, nhản...)phải tách bổ hết hạt.
-  Khi gia đình bé gởi thuốc cho bé uống trong giờ học tại trường niếu thuốc viên phải nghiền nát, hòa nước cho trẻ uống.
-  Tập cho trẻ ăn thong thả, không để trẻ nói chuyện, cười đùa. Không bịt mũi trẻ, không dùng đũa, thìa ngáng miệng trẻ để đổ thức ăn, ép trẻ nuốt. Không cho trẻ mang theo những đồ vật nhỏ, những hạt dễ nuốt vào lớp.
1.2  Phòng ngộ độc thức ăn, thuốc.
-  Thức ăn luôn cất đậy cẩn thận, hợp vệ sinh. Thức ăn nấu xong lưu ngay trên bếp và được bảo quản trong tủ lạnh. Không cho trẻ ăn thức ăn sống, kém phẩm chất, ôi thiu,. Không dùng phẩm màu, hàn the để ướp và nấu cho trẻ . Không dùng đồ chơi, dụng cụ đựng thức ăn đã cũ hoặc làm bằng nguyên liệu có thể gây ngộ độc cho trẻ.
- Tủ thuốc của nhà trường phải đặt cao ngoài tầm với của trẻ. Cho trẻ dùng thuốc phải đúng hướng dẫn của y tế về liệu lượng, thời gian và cách cho uống ( niếu phụ huynh gởi ). CB, GV,CNV trường không được đưa thuốc của mình dùng hoặc các loại thuốc khác chưa có chỉ định của bác sĩ cho trẻ uống.
- Các loại nước tẩy rửa, Javen, xà phòng, thuốc sát trùng…phải để nơi quy định, xa tầm với trẻ ,tuyệt đố an toàn.
1.3 Phòng tai nạn chấn thương.
- Kiểm tra phòng học, đồ dùng đồ chơi của trẻ ( hành lang, móc cửa, chốt cửa…Đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi). Đảm bảo các quy định an toàn: cầu thang hành lang…
- Trong giử trẻ khi lên xuống cầu thang. Nền nhà vệ sinh được giữ khô ráo, tránh trơn trượt, té ngã gây chấn thương. Kiểm tra cơ sở vật chất: mái nhà, tường,trần, cửa,… và đồ chơi phục vụ các tiết hoạt động vui chơi trong lớp,ngoài trời. Nghiêm chỉnh chấp hành quy định không sửa chữa lớn, sơn quét vôi khi đang có trẻ tại trường.
- Khi cho trẻ chơi, học,tiếp xúc với các dụng cụ có thể gây chấn thương: dao, kéo, vật nhọn, vật thủy tinh hoặc các đồ chơi hư hỏng, gỉ sét. Kiểm tra sân vườn, tỉa nhánh cây lớn hoặc khô. Tuyệt đối không để chó, mèo…chạy rong trong trường hoặc khu vực nhà bếp, khu vực cho trẻ ăn.
1.4 Phòng điện giật.
- Hệ thống điện: cầu dao, phích cắm, công tắc và dây điện phải đặt cao ngoài tầm với của trẻ. Thường xuyên kiểm tra hệ thống dây điện, quạt điện,móc treo quạt, treo tivi…Không ủi quần áo hoặc dùng bàn ủi làm phương tiện sấy khô trong nhóm, lớp.
1.5 Phòng bỏng.
-Không cho trẻ đi lại gần bếp, khu vực bếp phải ngăn cách với lớp. Kiểm tra độ nóng của thức ăn, nước uống trước khi cho trẻ dùng. Không chia canh, cơm nóng tại bàn trẻ. Không đung nấu phục vụ trong phòng trẻ.
1.6 Phòng cháy nổ.
- Nhũng chất dễ cháy nhu xăng dầu… không được chứa trong trường, lớp hoăc gần nơi đun nấu. Hệ thống bếp gas, bình gas phải có hệ thống an toàn cảnh báo. Thực hiện đầy đủ các quy định về phòng cháy chữa cháy.
1.7 Phòng trẻ chết đuối, thất lạc.
- Trường phải có tường rào cao, chắc chắn, cửa ra vào các phòng trẻ,hiện chơi phải có lan can, chấn song khít để trẻ không lách mình qua được. Thực hiện 100%theo quy định các nhóm, lớp không chứa nước trong nhà vệ sinh. Khi trẻ đi vệ sinh lúc nào cũng có cô đi theo quản cháu. Bồn chứa nước cao hơn đầu trẻ, hồ chứa phải có nấp đậy.
- Tổ chức trẻ đi tham quan, dạo chơi hoặc động ngoài trời …tuyệt đối không cho trẻ chơi tự do đến nơi nguy hiểm trong suốt thời gian sinh hoạt tại trường, cô phải đi theo quan sát theo dõi đảm bảo độ an toàn cho trẻ. Phải quản lý trẻ chặt chẽ vào các giờ đón trả trẻ, khi đón trẻ nhắc nhở phụ huynh nên đưa trẻ trực tiếp cho cô và khi trả trẻ giáo viên giao tận tay phụ huynh…                                                     
  1. Phương án thực hiện.
  -Khi tình huống tai nạn thương tích xảy ra trong lớp, giáo viên chủ nhiệm báo ngay cho nhân viên y tế và Hiệu trưởng, nhân viên y tế(0901656700)
  -  Hiệu trưởng xuống lớp để cùng với giáo viên phối hợp xử trí cấp cứu cho trẻ, sau đó đưa đến bệnh viện.
  - Phó hiệu trưởng gọi điện báo cho trạm y tế hoặc công an xã, các ngành có liên quan để nơi này chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện, dụng cụ cấp cứu, giải thoát cho trẻ, hỗ trợ nhà trường xử trí, hạn chế tối đa những hậu quả gây ảnh hưỡng đến sức khẻo và tính mạng trẻ.
   - Tiếp đó, thông tin cho PGD&ĐT huyện Cần Giuộc theo số 3893051và gọi xe đưa trẻ đến bệnh viện và điện báo cho gia đình trẻ.
   - Trong khi chờ đợi nhân viên y tế thực hiên thao tác sơ cấp cứu như sau:
  1. Phòng tránh hóc sặc.

   -  Giả định xảy ra tình huống trẻ đang chơi ( hoặc ăn) đột nhiên ho sặc sụa, trợn mắt, khó thở(trẻ phải há miệng để thở)mặt tái nhợt rồi tím xám…dấu hiệu trẻ bị dị vật đường thở.
>>Ngồi hoặc quỳ phía sau lưng trẻ, lưng trẻ úp vào ngực cô. Hai tay cô vòng ra phía trước bụng trẻ ( tay này đè lên tay kia ở ngay chính giữa bụng, phía trên rốn, tránh đè lên vùng xương sườn và xương ức) nhẹ nhàng nhưng dứt khoát cô dùng tay ấn vào bụng trẻ rồi thả ra, làm nhiều lần như vậy cho đến khi trẻ nôn ra dị vật được tống ra ngoài. Sau đó, dù trẻ cảm thấy bình thường vẫn nên đưa trẻ đến trạm y tế hoặc bệnh viện để kiểm tra lại.
  1. Phòng ngộ độc thức ăn, thuốc.
      -  Giả định xảy ra tình huống sau khi ăn nhiều trẻ đột nhiên nôn mửa đồng thờichoángváng, chóng mặt, bủn rủn tay chân, một lúc sau tiêu chảy, đau bụng..dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa (ngộ độc thức ăn)
>> Trước tiên là phải làm cho trẻ nôn ra hết chất đã ăn vào cơ để ngăn cản sự hấp thu của ruột đối với chất độc, bằng cách cho ngón tay đã rửa sạch vào họng trẻ kích thích nôn. Chăm sóc vệ sinh sạch sẽ và cho trẻ uống nước theo nhu cầu hoặc theo lương nước mất theo phân-> bù nước và điện giải bằng dung dịch Oresol hoặc nước cháo muối… trường hợp nặng sẽ theo cháu chuyển viện.
    - Tổ cấp dưỡng trực tiếp bảo vệ hiện trường, thức ăn…để Trung tâm y tế dự phòng đến làm việc, chuẩn bị các mẩu lưu nghiệm thức ăn trong ngày theo yêu cầu xét nghiệm, giao cho cơ quan có trách nhiệm lấy mẫu lưu thức  ăn và mời đại diện Hiệu trưởng, Trưởng ban đại diện CMHS chứng kiến ký giao, ký nhận rõ ràng.
  1. Phòng tai nạn gây chấn thương.
   - Khi có tình huốngtrẻ đang chơi chạy nhảy vô tình bị bạn xô té gãy xương chân( hoặc tay)
>>Cố định xương gãy bằng nẹp cứng hay nẹp hơi để làm giảm đau, sử dụng bằng những vật dụng có sẵn như thước cây, đũa bếp…Nẹp trên hay khớp của xương gãy tránh gãy thêm , làm nhẹ nhàng, cả hai bên tránh đầu xương gãy thò dài quá. Chú ý ngừa choáng do đau nên vân chuyển nhẹ nhàng đến cơ sở y tế gần nhất.
  1. Phòng điện giật.
   - Gỉa định khi có trẻ bị điện giật
>>Cắt ngay dòng điện, ngắt phích cấm hoặc cầu dao điện tại nguồn chính (niếu không cắt được nguồn điện chính ta phải đẩy dây điện ra khổi trẻ) ta đứng trên miếng gỗ khô hoặc mang ủng cao su,dùng cán chổ khô hoặc cành cây khô, cuộn giấy tách dây điện ra khỏi trẻ. Niếu nhẹ nên kiểm tra xem trẻ có bị bỏng không cở quần áo, còn nặng thì sau khi sơ cấp cứu trẻ xong đưa đến bệnh viện ngay. Sau khi giải quyết xong giáo viên tự kiểm tra và báo hư hỏng kiệp thời sửa chữa.
  1. Phòng bỏng.
   - Gỉa định có trẻ bị bỏng do nóng
>>Làm mát ngay chổ bỏng bằng cách đặt vào nước mát ít nhất 10 phút hoặc đến khi hết đau.Niếu bỏng nặng tách trẻ ra khỏi vật gây bỏng. Nhanh chóng cởi bỏ quần áo chật, phủ kính chổ bỏng bằng vải sạch và đưa trẻ đến trạm y tế đồng thời báo phụ huynh.
  1. Phòng cháy nổ.
   -  Gỉa định do nổ cầu dao điện
>>khi có sự cố trên phải nghỉ ngay đến báo đông đánh kẻngđể giáo viên đưa trẻ ra khỏi khu vưc nguy hiểm,dùm ngay bình chữa cháy dập lửa đồng thời gọi 114 báo cháy lớn( điện Công an xã hổ trợ) ổn định trẻ.
  1. Phòng trẻ chết đuối, thất lạc.
   - Gỉa định khi có trẻ té xong :
>> Cần kéo  cháu ra khổi hồ nước và bế ngang bụng để đầu dóc đặc trẻ nơi thoáng khí, móc họng kiểm tra hơi thở,( niếu trẻ thở được đặt trẻ ở tư thế nằm sấp)nếu không thở được làm ngay hô hấp nhân tạo. Sau khi đã cấp cứu xong niếu trẻ thở được đặt trẻ nằm tư thế nghiên để khi nôn nước trẻ không bị ngạt nước tiếp. Đưa ngây đến bệnh viện gần nhất.
  - Cô giáo vào phụ huynh cần bàn giao trẻ tận tay không để trẻ thất lạc, Khi hết giờ đón trẻ giáo viên đóng cổng. 
Trên đây là phương án xây dựng trường hoc an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non năm học 2021-2022 của trường mẩu giáoLong Hậu. Kính mong các ban nghành đoàn thể trong xã hội phối hợp./.
 
 

             Hiệu trưởng                                                                                                                                     Nhân viên y tế
 
 
 
 
 
         TRƯỞNG TRẠM Y TẾ                                                                                                                TRƯỞNG CÔNG AN XÃ
 
 
 
 
 
 
Nơi nhận:
UBND Xã
Trạm y tế
Lưu văn thư