Trường Mẫu giáo Long Hậu

Tác hại của việc cho trẻ xem TV nhiều

     Vẫn biết xem ti vi có nhiều lợi ích đối với trẻ như làm giàu thêm kiến thức, óc tưởng tượng cũng như vốn từ của trẻ. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó, mà chúng ta nên tìm hiểu cả mặt lợi và hại để phòng tránh mặt hại tác động tới sức khỏe con em mình. Dưới đây, là những tác hại nguy hiểm của tivi đối với trẻ nhỏ mà mọi người nên biết.
         Suy giảm thị lực là tác hại của tivi gây ra cho trẻ nhỏ
- Việc chăm chú nhìn màn hình quá lâu lại chỉ giữ nguyên một tư thế, nhất là l ở trẻ con khi phấn khích hoặc thích thú cái gì thường đứng sát lại màn hình để nhìn. Về lâu dài sẽ khiến mắt bé bị giảm thị lực nhanh chóng. Với các bé không nhìn thẳng vào màn hình thì sẽ dễ bị lé.
        Xem tivi nhiều thể dẫn đến bệnh tự kỷ 
- Việc ngồi hàng giờ trước ti vi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh ở trẻ vì khi xem ti vi, trẻ chỉ tiếp nhận thông tin một cách thụ động. Quá say mê xem ti vi khiến bé trở nên thờ ơ, lạnh nhạt với cuộc sống xung quanh, không thích kết bạn cũng như chơi các đồ chơi khác. Từ đó, bé trở nên cô độc, thích một mình và không muốn nói chuyện với ai, kể cả cha mẹ. Tiếp xúc nhiều với âm thanh và ánh sáng tivi khiến não trẻ phản ứng với tiếng động của máy móc mà ít phản ứng với tiếng nói của bố mẹ. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ.
        Khiến trẻ bị béo phì
- Nhiều trẻ có thói quen vừa ăn vừa xem TV. Những hình ảnh trên ti vi khiến trẻ bị thu hút gần như hoàn toàn mà gần như quên đi chúng đang làm gì. Chính vì thế trẻ ăn như bản năng, thói quen, không hề để ý xem mình đang ăn gì, có ngon hay không và hoàn toàn không để ý đến lượng thức ăn mình nạp vào người. Chính vì thế, thức ăn ăn nhiều hơn mức cần thiết. Hơn nữa, khi ngồi xem ti vi trẻ rất ít vận động khiến năng lượng nạp vào người không có cơ hội tiêu hao nhiều đây chính là nguyên nhân gây ra béo phì.
         Các vấn đề hành vi
- Trẻ dành hơn hai giờ một ngày xem TV hoặc sử dụng máy tính có nhiều khả năng có vấn đề về cảm xúc, quan hệ xã hội và sự tập trung. Tiếp xúc với các trò chơi game cũng làm tăng nguy cơ không tập trung. Trẻ em xem TV nhiều có xu hướng hay bắt nặt trẻ em so với trẻ ít xem tivi.
        Bạo lực
- Quá nhiều tiếp xúc với bạo lực trên TV và trong phim ảnh, video âm nhạc, game và máy tính có thể làm trẻ giảm sự nhạy cảm với bạo lực. Kết quả là, trẻ em có thể học cách chấp nhận hành vi bạo lực như là một phần bình thường của cuộc sống và là một cách để giải quyết vấn đề.............